ông kể một câu chuyện cảm động về tình bạn của một người đồng ngũ đối
với một người đồng ngũ khác đã hy sinh dũng cảm. Nhưng ngay sau đó,
ông viết:
Một câu chuyện thật về chiến tranh thì không bao giờ bay mùi đạo đức. Nó
không dạy bảo, không khuyến hạnh, không đưa ra những điển hình về cách
ứng xử tốt lành, không kiềm chế con người để họ khỏi làm những việc họ
đã luôn luôn làm. Nếu một câu chuyện có vẻ đạo đức, đừng tin nó. Nếu ở
đoạn kết một câu chuyện về chiến tranh bạn cảm thấy tâm hồn được nâng
cao, hoặc nếu bạn cảm thấy một chút nào đó được gạn lọc ra từ đống rác to
hơn, thì hẳn là bạn đã bị biến thành nạn nhân của một sự dối trá thảm hại cũ
rích rồi đó. Chẳng có chút đức hạnh nào cả. Nguyên tắc tiên quyết, do đó,
là bạn có thể kể một chuyện chiến tranh có thật bằng một sự trung thành
tuyệt đối và không khoan nhượng đối với những sự kiện ghê tởm và tàn ác.
[...] Bạn có thể kể một chuyện chiến tranh có thật nếu nó làm bạn bối rối.
Nếu bạn gạt đi sự ghê tởm, bạn gạt đi sự thật. (tr.82)
Lời nhận định trên cho thấy rằng O Brien vừa kể chuyện, vừa tự phản đối
cách kể chuyện của mình. Qua đó, ông cho thấy ông không chấp nhận loại
"truyện chiến tranh" được kể với thái độ gạn lọc, uốn nắn cho câu chuyện
có ý nghĩa đạo đức. Trong thực tế, loại truyện này lại có vẻ chiếm tỷ lệ rất
cao: những truyện đề cao gương hy sinh, đề cao chủ nghĩa anh hùng, chẳng
hạn.
Sau đó, O Brien kể một chuyện về cái chết của một bạn đồng ngũ. Chuyện
này đã được kể ở những chương khác, với những chi tiết khác nhau, và lần
kể này lại gồm cả những chi tiết mang tính hiện thực thần kỳ nữa. Và ông
viết:
Trong bất cứ câu chuyện chiến tranh nào, nhưng đặc biệt đối với một
chuyện có thật, thật khó để phân biệt giữa cái đã xảy ra và cái dường như
xảy ra. Cái dường như xảy ra trở thành sự xảy ra của chính nó và phải được
kể như vậy. [...] Trong nhiều trường hợp, một chuyện chiến tranh có thật lại
không thể tin được. Nếu bạn tin nó, hãy hoài nghi. Đây là một vấn đề về
tính khả tín. Thường thì sự kiện quái đản lại có thật và sữ kiện bình thường