chứng minh tôi hơn anh hay anh hơn tôi mà là cùng nhau làm một
điều gì tích cực cho đất nước và dân tộc, dù ở trong hay ngoài nước.
B. Chúc phúc cho người có nhiều quê hương
1. Bài của Claudia Việt-Ðức Borchers,
gây
cho tôi nhiều xúc động. Có những tình tiết trong bài văn tôi thấy rất giống
với những kinh nghiệm sống thực của đời mình. Thí dụ đoạn ông Erwin
Borchers, ba của Claudia Việt-Ðức Borchers, phải đi Ðiện Biên Phủ, vậy
nên đứa bé phải mang một cái tên gì gợi nhớ ông, nếu chẳng may ông
không trởvề từ mặt trận này. Chi tiết này diễn tả đúng hệt tâm lý của một
tập thể những người trẻ tuổi – trong đó có tôi - hồi 1964-65, tuy hoàn cảnh
có hơi khác một chút. Ra trường năm 1963, tôi được điều về dậy triết tại
trường Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long. Chỉ một ít lâu sau tôi nhận được tờ
Trí thức mới (in ronéo) của Mặt trận, mấy “ổng” bắt liên lạc với tôi. Hồi đó,
đường Vĩnh Long – Sài Gòn thường bị Việt Cộng đắp mô. Ðólà những ụ
đất lấy từ bờ ruộng lên, đắp sơ sài cao khoảng 1 mét chắn ngang qua mặt
lộ, bên trong có gài chất nổ. Xe đò gặp mô phải dừng lại, nối đuôi hàng cây
số, chờ công binh tới gỡ mìn, xe nào cố luồn lách hoặc phá mô vượt qua sẽ
bị banh xác. Trong những dịp Tết hoặc nghỉ hè, chúng tôi – những thầy
giáo trẻ tại Vĩnh Long, Sa Ðéc , Long Xuyên - thường về nhà ở Sài Gòn, do
đó thường gặp cảnh đắp mô và đôi khi cũng thấy cảnh xe đò bị banh xác.
Tôi kể cho thầy me tôi nghe chuyện đắp mô nhưng giấu chuyện “rủ rê” của
mấy ổng. Cả nhà chăm chú nghe và tỏ vẻ rất lo lắng, thầy tôi trở nên đăm
chiêu, ít nói. Từ đó, mỗi lần tôi rời Sài Gòn đi Vĩnh Long, thầy me tôi và
mấy đứa em, tuy không nói ra nhưng qua ánh mắt tôi biết đều coi như tôi
đang đi vào một nơi nguy hiểm, biết đâu “chẳng may không trở về.” Trong
câu chuyện, khi ra trận, ông Erwin Borchers đã ấp ủ trong lòng cái tên con
gái của mình, Claudia Việt- Ðức Borchers, gọi là chút gì để gợi nhớ Ðiện
Biên Phủ – Hà Nội. Mẹ tôi lại thương con theo cách khác: bà luôn luôn hỏi
tôi thích ăn món gì để bà làm cho ăn trước khi ra đi. Tôi nhớ tôi luôn đòi ăn