món bún thang hoặc bánh cuốn cà cuống, một phần vì tôi thích thật, một
phần để làm cho mẹ tôi vừa lòng. Cho dù có gặp mô hay bị banh xác trên
đường đi Vĩnh Long thì hương vị cà cuống có lẽ sẽ là tín hiệu cuối cùng
gợi nhớ thầy me và gia đình tôi ở Sài Gòn.
2. Một điều nữa làm tôi suy nghĩ nhiều khi đọc bài của Claudia Việt- Ðức
Borchers viết về Erwin Borchers, đó là ý tưởng về những người sống giữa
hai lằn đạn.
Erwin Borchers tham gia hoạt động chống phát-xít, bị Ðức Quốc Xã
truy lùng phải trốn sang Pháp. Tại Pháp lại bị quản chế vì bị tình nghi
là gián điệp Ðức. Gia nhập đoàn quân lê dương của Pháp để thoát
cảnh tù đày và có thể tiếp tục chống phát-xít Ðức. Sang Algérie rồi
sang Ðông Dương, cuối cùng thất vọng về đường lối thực dân của
Pháp đã bắt liên lạc với Việt Minh. Erwin Borchers được Võ Nguyên
Giáp, Phạm Văn Ðồng và Trường Chinh đích thân đón nhận vào hàng
ngũ kháng chiến. Trong suốt 9 năm kháng chiến, Erwin Borchers giữ
nhiều trọng trách trong hoạt động tuyên truyền địch vận (ra tờ báo đầu
tiên của Việt Minh bằng tiếng Pháp, kêu gọi lính Pháp và lính lê
dương trong quân đội Pháp bỏ hàng ngũ, về với chính nghĩa của cách
mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, giáo dục hàng binh, tù binh Pháp).
Erwin Borchers cũng có mặt trong trận Ðiện Biên Phủ lịch sử.
Tuy nhiên trong “thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, nhà chúng tôi ở bị
theo dõi (...) Sau ngày giải phóng, ông gặp rắc rối với Ðảng ở đây. Có
thể nói là người ta đã bỏrơi ông, coi ông là “quá tư sản” không đủ lòng
“trung thành với đường lối” thời ấy. Ông cấm con cái là chúng tôi
không được hát những bài hát thiếu nhi mang mầu sắc chính trị học ở
trường về , bởi nội dung các bài hát đó quá giáo điều. Cha tôi luôn
chống đối mọi giáo điều, nhưng trong thâm sâu con tim ông vốn