CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 61

Đây là những lời trò chuyện với con của Du Tử Lê:

Khốn nạn cho bố không biết sẽ để lại cho con những gì

những gì đây con
khi hiện tại bố chạy ăn từng bữa còn nói chi, còn nói chi tới đất đai
của chìm của nổi.
Đêm bắt đầu thật sớm trên những lớp tôn ám khói
bố thầm nghĩ không lẽ để lại cho con những mũ sắt này với những vết
xuyên thủng
những vết đạn tròn ngoan như đôi mắt trẻ thơ
(đôi mắt trẻ thơ hoài hoài nhìn bố)
và bố phải mang ơn nó rất nhiều con ạ
bởi nếu không có nó, chắc bố đã bị tiêu ma hồn phách
trước khi có kịp ý nghĩ về con
bố thầm nghĩ không lẽ để lại cho con khẩu súng trường này
một chứng tích hãi hùng luôn nhắc bố đừng quên
mày là tên sát nhân vô trách nhiệm

[9]

(Câu thơ Du Tử Lê “khi hiện tại bố chạy ăn từng bữa còn nói chi, còn nói
chi tới đất đai của chìm của nổi
” viết trong khói lửa chiến tranh sẽ được
đồng vọng lại trong bài thơ Đánh thức tiềm lực của Nguyễn Duy viết năm
1980, năm năm sau khi chiến tranh kết thúc).
Có lẽ để thấy rõ hơn mạch thơ chiến tranh ở hai miền thời kỳ 1954 – 75 tôi
xin làm một sự so sánh giữa hai tập thơ có cùng tên gọi Những năm sáu
mươi
.

Những năm sáu mươi, tập thơ của Huy Cận (Nxb Văn Học, Hà Nội 1968),
gồm 45 bài thơ được sắp xếp thành năm phần: phần I (21 bài) nói về cuộc
chiến đấu chống Mỹ; phần II (9 bài) nói về công cuộc sản xuất xây dựng;
phần III (5 bài) nói về tình cảm quốc tế; phần IV (9 bài) nói về tình cảm
quê hương, đất nước, con người; phần V (1 bài) nói về cuộc đấu tranh của
con người chống cái chết, giữ sự sống. Về thể thơ, Huy Cận vẫn dùng thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.