CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 62

lục bát, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, nhưng đặc biệt bắt đầu từ tập này thể tự do
được dùng nhiều. Lục bát không có gì hay. Sau hơn ba mươi năm đọc lại
tập thơ này bây giờ có thể thấy sự cố gắng của Huy Cận (cùng nhiều nhà
thơ khác hồi đó) mở rộng khuôn khổ bài thơ để phản ánh cuộc sống và biểu
hiện tình cảm.
Kỹ thuật ở những bài thơ tự do tiêu biểu trong tập (Niềm tự hào, Lời chào
các dân tộc, Cầu Hàm Rồng, Người bác sĩ
) là lối đối thoại, hỏi đáp: đối
thoại với mình và đối thoại với người, hỏi để mà khẳng định, trả lời. Thực
chất những bài thơ có giọng điệu hào hùng, ca ngợi là nhằm để nói với
người đối thoại, thuyết phục họ, khẳng định với họ thực tế anh hùng, vĩ đại
của đất nước Việt Nam những ngày đánh Mỹ.
Những năm sáu mươi trong mắt Huy Cận là những năm huy hoàng khi
thế kỷ mở hai tay / Thấy máu thắm đang dồn về mười ngón
. Thơ viết ở
giọng cao mang chở các ý tưởng lớn, phát ngôn của một cảm hứng nhân
danh tập thể, cộng đồng:

Đánh giặc, đánh Mỹ không phải là một cuộc du chơi

Không phải đi trẩy hội
Nhưng đánh Mỹ có một niềm vui lớn
Không đùa đâu
Đùa sao được với lũ chó ngao cắn xé loài người
Đùa sao được với bọn chuyên đi gieo cái chết: chết lân tinh, chết nổ chậm,
chết bột, chết hơi
Không đùa đâu
Nhưng đánh Mỹ có một niềm vui lớn.
(Xin hãy nhớ lại câu thơ cùng âm hưởng của Phạm Tiến Duật “Đường ra
trận mùa này đẹp lắm
”. Các nhà thơ, dù ở hậu phương hay ngoài mặt trận,
đều hát chung một bản đồng ca).

Những năm sáu mươi, tập thơ của Nguyên Sa, không được xuất bản. Nhà
xuất bản Trình Bầy đã đưa bản thảo tập thơ này lên Bộ Thông Tin (Việt
Nam Cộng Hòa) để kiểm duyệt từ tháng 5/1970. Nhưng tới tháng 1/1971

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.