họ. Hai người hình như quên bẵng sự hiện diện của nó trong căn phòng mất
rồi.
Noburo đột nhiên hỏi:
“Này ông Tsunazaki ơi! Bao giờ ông lại ra khơi hả?”
Mẹ nó quay nhìn nó, vẻ mặt kích động rõ rệt; nó thấy mặt bà tái nhợt
hẳn đi. Đó là câu hỏi bà rất muốn, nhưng rất sợ nêu ra. Ryuji đang đứng gần
cửa sổ, quya lưng về phía hai mẹ con. Chàng lim dim đôi mắt và rồi, rất
chậm rãi, trả lời:
“Chú vẫn chưa biết chắc.”
Noburo ngẩn người ra. Fusako lẳng lặng chẳng nói một lời, nhưng
nàng trông giống một cái chai đầy ắp tình cảm đang sục sôi sủi bọt, đội hẳn
cái nút chai nhỏ bé lên. Vẻ mặt nàng trông như đang đau khổ mà cũng có
thể là sung sướng – một khuôn mặt đàn bà tràn ngập những tình cảm phơi
bày. Đối với Noburo, bà ta trông chẳng khác gì một mụ thợ giặt.
Ngưng một lúc, Ryuji lại nhỏ nhẹ tiếp lời. Giọng chàng đầy vẻ từ bi
của một người biết chắc mình đang nắm quyền quyết định ảnh hưởng tới
vậm mệnh của kẻ khác:
“Dù sao đi nữa, ít nhất cũng phải sau tháng giêng tàu mới dỡ hàng
xong…”
Mẹ nó và Ryuji đã ra khỏi phòng. Mặt đỏ bừng vì giận dữ, cất tiếng ho
sù sụ, Noburo rút tập nhật ký nhét dưới gối ra ngay khi hai người vừa ra
khỏi phòng, viết một đoạn ngắn:
LỜI KẾT TỘI TSUKAZAKI RYUJI
Ba – Trả lời ‘Chú vẫn chưa biết chắc’ khi mình hỏi chừng nào hắn lại
ra khơi.
Noburo đặt bút xuống nghĩ ngợi thêm một lúc, càng nghĩ càng thêm
giận. Đoạn nó viết thêm:
Bốn – Trở lại nhà này ngay trước tiên.
Nhưng liền đó, nó bắt đầu cảm thấy xấu hổ vì sự giận dữ của mình.
Cái sự huấn luyện “diệt hết tình cảm” ấy liệu có ích lợi gì nhỉ? Nó cẩn thận
xét lại từng ngõ ngách của tâm hồn để biết chắc không còn một chút xíu
giận dữ nào nữa, nó mới viết lại những gì muốn viết. khi đã viết xong, nó
mới thấy rằng sự tu chỉnh xét ra chẳng cần thiết chút nào.