“Vậy vào lúc 9h ngày 3 tháng 1, khi bước vào nhà hàng pizza Dennis
Kebab tại cổng Dronningens, có phải bị cáo đã có ý định rõ ràng là thực
hiện bổn phận bảo vệ nòi giống của chúng ta mà bị cáo vừa nói đến hay
không?”
Johan Krohn chồm tới chiếc micro.
“Thân chủ của tôi đã trả lời rằng một cuộc tranh cãi dữ dội đã nổ ra giữa
ông ấy và chủ quán người Việt Nam.” Đèn đỏ. “Ông ấy bị khiêu khích!”
Krohn nói. “Tuyệt không có lý do gì để nói rằng đó là một hành động có
chủ tâm.”
“Nếu những gì luật sư bào chữa của bị cáo nói là chính xác, thưa ông
Olsen, thì lúc đó bị cáo đang cầm cây gậy đánh bóng chày là chuyện hoàn
toàn tình cờ sao?”
“Để tự vệ,” Krohn ngắt lời, tuyệt vọng vung hai cánh tay lên. “Thưa quý
tòa, thân chủ của tôi đã trả lời những câu hỏi này rồi.”
Thẩm phán xoa xoa cằm khi quan sát tay luật sư bào chữa. Ai cũng biết
rằng Johan Krohn con là ngôi sao bào chữa đang nổi - đặc biệt là ở chính
cái tên Johan Krohn - và có lẽ điều này cuối cùng đã khiến thẩm phán tán
thành kèm theo chút bực dọc. “Tôi đồng ý với luật sư bào chữa. Trừ phi
công tố viên có bổ sung gì mới, nếu không tôi đề nghị ta đi tiếp, được
chứ?”
Groth mở mắt ra để lộ một viền trắng mảnh phía trên và dưới tròng đen.
Ông nghiêng đầu. Bằng cử chỉ mệt mỏi, ông giơ cao một tờ báo.
“Đây là tờ Dagbladet số ra ngày 25 tháng Một. Trong một bài phỏng vấn
trên trang tám, một trong số những người đồng tư tưởng của bị cáo..
“Tôi phản đối…” Krohn cất tiếng.
Groth thở dài. “Cho phép tôi đổi câu đó thành một người bộc lộ những tư
tưởng phân biệt chủng tộc!”
Thẩm phán gật đầu, nhưng cùng lúc ném sang Krohn cái nhìn cảnh cáo.
Groth nói tiếp.
“Người này, khi nhận xét về vụ tấn công tại nhà hàng Dennis Kebab, nói
rằng chúng ta cần thêm những kẻ phân biệt chủng tộc như Sverre Olsen để
giành lại quyền kiểm soát Na Uy. Trong bài phỏng vấn, từ ‘kẻ phân biệt