Ngũ Lão mời Đỗ Hành cùng ngồi uống cho vui. Nhưng vừa bưng bát
rượu lên, Đỗ Hành đã hắt ra sau và quát lớn:
- Không bê hết các vò chân sâm cầm ra đây, ta cho lính phá quán bây
giờ.
Mới uống được một tuần, Đỗ Hành đã cáo từ:
- Xin mời hai vị Hổ hầu và tân Đô úy cứ ăn uống suốt đêm. Tôi còn phải
thúc quân đi tuần. Kinh thành mới giải phóng, cũng có nhiều chuyện cần
giải quyết lắm.
Đứng lên Đỗ Hành gọi chủ quán ra một góc, dúi vào túi áo ông ta một
trăm đồng và nói nhỏ:
- Nhớ hầu hạ ba vị thượng khách cho chu đáo. Sáng mai, tôi quay lại,
thừa thiếu thế nào sẽ thanh toán sau.
Đỗ Hành đi rồi, thái độ của chủ quán tỏ ra kính cẩn hơn hẳn. Ngoài mấy
vò rượu chân sâm cầm, ông ta giới thiệu một loạt đặc sản của hồ Tây và
bảo:
- Nếu chưa vào quán gió, chưa ăn các món này với rượu sâm cầm thì coi
như chưa tới kinh thành Thăng Long.
Rồi ông ta bắt đầu kể về những ngày được tiếp (và phải tiếp) Ô Mã Nhi
như thế nào.
- Lần đầu tiên trông thấy hắn tôi đã giật nẩy mình tưởng là quái vật bước
vào quán, với chiếc áo lông cừu to trùm từ đầu đến chân. Chả là lúc đó vào
giữa mùa đông mà. Khi “chiếc chăn” lông cừu được vứt xuống sàn, chiếc
bụng trắng hếu to như chiếc trống cái hiện ra, rồi mới đến hai cặp vú chảy
sệ như vú bò sữa. Khuôn mặt tròn trĩnh với cặp mắt sắc, cái miệng với hai
hàm răng khỏe lúc nào cũng cười cười. Theo sát hắn là một lũ “hồ li tinh”
mắt xanh, mũi lõ, da trắng, tóc vàng vận áo bành tô bằng lông cáo đỏ, nhẹ
và ấm. Khi những chiếc áo bành tô được trút ra, chao ôi là nhưng cặp đùi
trắng ngần, dài đến sát bẹn làm lóa cả mắt. Cái món mà Ô Mã Nhi thích
nhất là kiếm cho hắn một con ba ba to bằng cái mâm đồng lớn. Cắt ra