- Con còn nhỏ tuổi mà đã có lòng “hiếu sinh”? Thật là đáng khen!… Thế
nhà có ở gần đây không?
- Thưa sư cụ! Nhà con ở thẳng đường lớn này ạ! Cách đây một thôi
đường. Cũng gần ạ!
- Thế tối nay, vào giờ Dậu, lúc gà lên chuồng, con bảo ta mời bố mẹ sang
chùa để ta nói chuyện.
- Xin sư cụ đừng mách cha con chuyện sáng nay?
- Không, ta muốn bàn với cha con việc khác cơ. Nhớ nói cha ngươi đừng
lỡ hẹn.
Tối, cha Ngũ Lão sang chùa. Sư cụ nói:
- Ta ngắm thấy thằng bé mặt mũi sáng sủa, hơi thở nhẹ nhàng, lại rất có
thiện tâm. Bởi thế ta nói từ mai để hắn sang chùa, quét sân và làm các việc
lặt vặt. Lúc rảnh rỗi ta sẽ dạy chữ cho. Cơm ăn hai bữa nhà chùa nuôi.
Người cha sung sướng đến bàng hoàng, chỉ lắp bắp đáp được mấy tiếng:
- Đa tạ sư cụ! Thật là phúc cho nhà chúng con quá.
Ngũ Lão chăm chỉ làm việc. Cái chổi cao gấp đôi người, nhưng trong
sân, ngoài ngõ, những ngóc ngách trong chùa, chỗ nào cũng sạch như lau.
Còn về cái sự học, Ngũ Lão sáng dạ hơn người. Sư cụ dạy tới đâu Ngũ Lão
nhập tâm ngay tới đó. Năm Ngũ Lão bẩy tuổi sư phụ bắt đầu cho luyện võ.
Mảnh vườn trồng rau rộng sau chùa, sư cụ cho trồng chuối bạt ngàn. Sau
những bài đi quyền, xuống tấn, sư cụ bảo Ngũ Lão ra vườn xỉa vào các thân
chuối. Phía góc chùa bên phải có một quả đôi đất đá ong nhỏ. Sư cụ bảo
Ngũ Lão ra đấy, tung chân mà đạp vào đồi đất. Khi nào đất ở đó bằng như
sân chùa là được.
Năm Ngũ Lão mười ba tuổi võ nghệ đã tinh thông. Chữ nghĩa cũng đã
đọc xong vài trăm quyển. Sư cụ cho đào một hố nhảy dài. Dưới hố thay vì
trải cát, sư cụ cho cắm cái vật sắc nhọn rồi bảo Ngũ Lão nhảy qua. Không
một chút chần chừ mắm môi mắm lợi Ngũ Lão chạy lấy đà nhảy qua hố. Sự
cụ đứng ở giữa chừng, tay thủ sẵn một chiếc gậy gỗ sau lưng. Khi Ngũ Lão