Rồi rút từ cạp quần phía sau lưng ra một chiếc liềm cắt cỏ, nhằm cái thân
cao lớn của Khánh Dư ném tới. Là võ tướng tài giỏi, giá như đó là lưỡi
kiếm, lưỡi dao hay lưỡi búa… Khánh Dư dễ dàng tránh được. Thậm chí là
giơ tay ra bắt nhẹ nhàng. Nhưng đây lại là chiếc liềm cong cong, nên đường
đi của nó khá vòng vèo. Khánh Dư chưa kịp tránh thì nó đã liệng qua đầu
rồi mũi nhọn cắm phập vào vai phải. Khánh Dư ôm vai ngã xuống. Lũ lính
xông ra kề gươm vào cổ chị và Hoàng Lương. Khánh Dư cố gượng đau
đứng lên. Nhìn người vừa làm mình bị thương, tự nhiên thấy lòng đau như
dao cắt, Khánh Dư quát bọn lính.
- Thả họ ra! Thả tất cả ra!…
Chị Cả Lưu đưa xác con về, đưa lên chùa Bảo Sơn làm lễ hỏa thiêu. Rồi
chị đem tro cốt trở lại bến Bình Than xưa trải dài xuống sông…
Qua một số người chị Cả Lưu biết Trần Khánh Dư có cháu đầy đàn.
Song tuyệt nhiên không thấy có đứa con nào! Có thể ông ta đã “trải con” ra
khắp thiên hạ, nhưng mà cuối cùng thì sự thể lại trớ trêu như vậy! Chị đâm
chột dạ! Ông ta là người quyền thế, lại giàu có vào hạng nhất nước. Biết
đâu ông ta chả cho người về đây dò la. Và biết còn có đứa cháu nội. Sẽ tìm
cách bắt về thì chị “đâm trắng tay”. Nghĩ rồi làm liền. Chị gọi con dâu tới,
đưa cho nó một trăm bạc và bảo:
- Con dùng số tiền này làm dấn, làm vốn. Rồi tái giá! Đừng ở vậy như
mẹ đây. Khổ lắm! Mẹ phải đưa cháu đi… không người ta sẽ đến bắt mất.
Đứa con dâu của chị “lăn ra như con bống” bị mắc cạn. Khóc ngằn ngặt
đòi đi theo. Chị dỗ:
- Mẹ chỉ đưa cháu đi vài năm thôi! Bao giờ yên hàn mẹ sẽ mang cháu về
để “mẹ con gặp nhau”.
Nhà cửa, văn tự đất đai ruộng vườn chị giao tất cho bà con họ hàng trông
giữ. Một buổi sáng sương mù còn giăng mù mịt, cách vài bước chân không
nhận rõ mặt nhau. Chị địu sau lưng đứa bé. Phía trước bụng, trong lớp quần
lót chị quấn một “ruột tượng” đựng tiền nong. Bên hông dắt một con dao
găm cực sắc để phòng thân và sử dụng hàng ngày. Hoàng Lương cõng sau