- Ngươi là quan Đại hành khiển, lúc nào cũng được túc trực quanh vua.
Vậy hãy tìm cơ hội tâu cho ta lên chức Đại vương thì ta sẽ cho người một
ngàn lượng vàng.
Khắc Chung thấy thế thì mừng lắm, nhận lời ngay. Nhân một hôm vua
Anh Tông gọi vào bàn việc cơ mật, đã tranh thủ tâu rằng:
- Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư có công lớn trong cả ba cuộc kháng
chiến chống Nguyên Mông. Được xếp thứ tư sau Hưng Đạo Đại vương,
Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Khoái lại là
Thiên tử nghĩa nam của Thái hoàng Trần Thái Tông. Thế mà cứ ở mãi tước
vương thì e là quá thiệt thòi. Trong khi Hưng Nhượng vương Trần Quốc
Tảng, công lao không được bằng Nhân Huệ vương mà lại được phong Đại
vương.
Vua Anh Tông vốn anh minh nên đáp lại rằng:
- Hưng Nhượng vương là Quốc Trượng (cha vợ của vua), làm quan cần
cù liêm chính. Cha là Hưng Đạo Đại vương đã mất thì việc con được tập
tước của cha là lẽ đương nhiên, không ai dèm pha gì được. Còn Nhân Huệ
vương, đành rằng có công lớn, nhưng tính tình kiêu ngạo, ăn chơi sa đọa, bị
dân các nơi kiện, đã không biết sửa mình còn nói “quan lại quý tộc là chim
ưng, lính dân là vịt, thì việc đem vịt nuôi chim ưng là lẽ tự nhiên”. Mới rồi
lại gây ra thảm án chết người ở làng Phù Ủng, may mà gia chủ không kiện,
nên triều đình mới bỏ qua… Một người như vậy phong Đại vương thế nào
được?
Khắc Chung năn nỉ thêm vài lần khác, viện cả việc Khánh Dư đã có công
xây dựng thương cảng Vân Đồn, nhưng vua Anh Tông đều gạt đi.
Biết Trần Khắc Chung đã bị thất sủng sau vụ công chúa Huyền Trân,
Nhân Huệ vương nghĩ không còn lợi dụng được gì nên từ đó không chu cấp
tiền cho Khắc Chung đánh bạc nữa.
Vua Chiêm là Chế Chí vốn tính gian manh, nhiều lần đồng ý hòa hiếu
với Đại Việt, rồi lại tráo trở, lật lọng đem quân ra quấy rối ở vùng Hoan -
Ái. Nhiều lần gây cho Đại Việt tổn thất đáng kể.