CHIM ƯNG VÀ CHÀNG ĐAN SỌT - Trang 228

- Họ Mã nhà Phục ba là họ trâu ngựa. Còn họ Mã nhà tôi là họ Mã

thượng. Không có dây mơ rễ má gì…

Buổi sáng trời rét như cắt thịt, trò thì gánh nước từ dưới sông lên, còn sư

phụ thì đi quyền để “giữ sức”. Vị gia sư thấy sư phụ tay đấm, chân đá cứ
nhẹ như không mà tiếng gió toát ra thì lại mạnh mẽ vô cùng, biết là loại
“cao thủ võ lâm”, sống mai danh ẩn tích.

Rồi thầy đồ mời sư phụ qua phòng mình uống trà. “Bình minh nhất trản

trà” mà. Nói lòng vòng mấy chuyện, vị gia sư đặt thẳng vào việc:

- Tôi có đứa cháu ngoại, cũng ham mê võ nghệ lắm! Nhưng nhà nghèo…

Vậy tôi đưa cháu sang đây! Tiền dạy học cho Trọng Nhân, xin gửi cho sư
phụ. Không biết có được không?

Sư phụ cười sảng khoái nói:

- Thầy cứ cho cháu qua đây! Tôi chỉ nhìn qua và tập với cháu vài buổi là

biết cháu có theo được nghiệp này hay không? Võ thuật… cũng là nghệ
thuật. Không có năng khiếu, tài năng và lòng say mê thì cũng như văn
chương… chả nên cơm nên cháo được đâu. Còn nếu cháu có thiên bẩm, thì
dù nhà nghèo đến đâu, thầy không cần phải trả nửa xu, tôi cũng sẽ luyện
cho cháu được… Vả lại ngoài giờ tập võ, học chữ… ở đây thiếu gì việc để
các cháu nó làm… Tự kiếm cơm nuôi bản thân được.

Mấy ngày sau, cháu vị thầy đồ sang, tư chất không bằng Trọng Nhân.

Nhưng nếu gặp thầy giỏi, chịu khó khổ luyện thì cũng có cơ thành tài được.

Năm sau lại có hai anh em nhà họ Lê, từ Ái Châu vào. Sư phụ thấy đây

cũng là mầm non nhiều hứa hẹn, liền vui vẻ nhận ngay.

Qua năm 1314 vua Anh Tông nhường ngôi cho con là Minh Tông lên nối

ngôi. Phạm Ngũ Lão nhờ thế mà càng có nhiều thời gian sống ở vùng Đô
Lương - Hoan Châu hơn. Học trò nào mới đến Ngũ Lão cũng dạy bài phải
khắc cốt, ghi tâm: “Học võ là để cứu nước, giúp dân”. Qua ba năm “lò võ”
của sư phụ họ Mã đã có tới hơn hai chục võ sinh. Sư phụ chia ra từng nhóm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.