- Sư cụ giải thích thật chí lý! Chí lý!
- Tiết chế đã hỏi, vậy tiện thể đây bần đạo cũng muốn hỏi lại một câu
mong Ngài đừng trách là bần đạo “thóc mách” nhé!
- Xin sư cụ cứ hỏi. Việc gì không ảnh hưởng đến sự an nguy của Đại
Việt, bản vương xin trả lời hết.
- Chả là đệ tử của bần đạo vốn không thạo về thủy chiến. Mà chiến cuộc
theo như Quốc công Tiết chế nói chủ yếu sẽ diễn ra trên dọc sông Cái. Vậy
thì đệ tử của bần đạo trở thành kẻ vô dụng mất rồi sao?
- Sư cụ quả thật là quá lo xa.
- Dạ, không phải. Chả là khi xưa, bần đạo vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ từ
lúc mới lên ba. Nhờ ăn mày cửa Phật mà sống được tới bây giờ. Sư phụ của
bần đạo là người học rộng, văn võ song toàn. Từ lúc năm tuổi bần đạo đã
được sư phụ dạy chữ và dạy võ. Qua mấy chục năm khổ luyện cũng thu
được kết quả không đến nỗi nào. Trước lúc lâm chung, sư phụ của bần đạo
cầm tay mà trăng trối rằng: “Tất cả học vấn về văn võ của ta đã truyền hết
cho con. Di nguyện của sư phụ là sau này con sẽ truyền lại được tất cả các
thứ đó cho người có thể giúp được nước, cứu đời”. Nay Ngũ Lão cũng có
thể coi là thành tài. Ấy vậy mà cái tài ấy đành “xếp xó” thì sau này “hai
năm mươi” gặp lại sư phụ, thử hỏi bần đạo sẽ nói năng với người thế nào
đây?
- Có phải thanh đại đao và cây cung mà Ngũ Lão đang dụng là của sư
phụ của ngài trao lại? - Hưng Đạo vương hỏi.
- Dạ! Quả đúng là như vậy.
- Như vậy là “y phục xứng kỳ đức” rồi! Với thanh đại đao và cây cung
này, bản vương chắc chắn là Ngũ Lão sẽ lập được kỳ công lớn.
- Nhưng…
- Bản vương hiểu được nỗi băn khoăn của sư cụ rồi! Ở đây chỉ có bốn
người, đều là chỗ người nhà cả, bản vương sẽ nói đại để về kế phá Nguyên
Mông mà bản vương đã nung nấu suốt hơn một tháng qua. Sư cụ là người