Văn vương Trần Nhật Duật phải dùng kế ly gián thế này, thế này… Gia
tướng Yết Kiêu sẽ gây cho giặc sự kinh hoàng trong suốt ngày đêm như bị
“quỷ ám” bằng cách này cách này… Đến bến Chương Dương trước cửa
thành Thăng Long tất cả phải hợp lực quyết không cho chúng vào được
thành. Thoát Hoan tất nhiên sẽ thả năm vạn kỵ binh Mông Cổ trong mười
vạn tên thiện chiến nhất từ trong thành ra tiếp ứng cho Toa Đô. Đây là lúc
dụng võ của Phạm Ngũ Lão. Ngũ Lão sẽ phục binh ở đây… dùng câu liêm
thương chặt đứt vó ngựa Nguyên Mông và tiêu diệt chúng. Thoát Hoan
muốn tung quân ra nữa thì cửa Nam năm vạn quân của Quốc Tảng phải
chặn chúng lại. Còn cửa Đông được giao cho năm vạn quân mã Quốc
Nghiễn. Ngũ Lão sau khi tiêu diệt đội kỵ binh thiện chiến đó thì toàn bộ
quân tràn lên thuyền của Toa Đô cùng Nguyễn Khoái, Trần Nhật Duật phải
“chặt đứt được chiếc càng cua này”. Với Toa Đô, không bắt sống được thì
phải giết chết, quyết không để hắn trốn chạy về Quế Sơn. “Con cua Thoát
Hoan” bị gẫy một càng, phải bỏ Thăng Long chạy về phương bắc. Lúc đó
toàn bộ hai nhăm vạn quân Đại Việt do Ngũ Lão làm tiên phong, bên phải
có Quốc Tảng, bên trái có Quốc Nghiễn sẽ đánh thẳng vào cổng chính của
Quế Sơn. Thủy quân của Nguyễn Khoái từ cửa Lục Đầu giang sẽ xông lên
trợ chiến. Với lực lượng hùng hậu như vậy chiếc “càng cua” thứ hai chắc
chắn sẽ phải bị chặt đứt. “Con cua Thoát Hoan” chỉ còn “tám cẳng” thì chỉ
còn cách “bò nhanh” về nước. Tất nhiên là quân ta sẽ truy kích đến tận ải
Nam Quan. Ngũ Lão vẫn sẽ là tướng tiên phong trong cuộc truy đuổi này.
Dĩ nhiên người Nguyên chắc chắn chưa chịu thất bại. Nhưng lần thứ ba bọn
chúng sang thì chắc chắn là ta đánh dễ rồi. Song cũng phải bầy binh bố trận
để đánh một trận tiêu diệt lớn… Trận này có thể diễn ra ở cửa sông Bạch
Đằng. Đánh cho chúng phải dựng tóc gáy khi nghĩ đến chuyện phải sang
Đại Việt xâm lăng một lần nữa… Đó là toàn bộ kế sách của bản vương chỉ
có vậy. Mong sư cụ chỉ giáo thêm. Hưng Đạo vương theo thói quen vừa
cười vừa vuốt râu nói câu sau cùng.
Nghe xong sư cụ vội vàng xòe bàn tay đặt trước ngực ngón cái hướng
vào phía trong, đầu hơi cúi xuống theo nghi thức của nhà Phật, chân thành