bạc bịp”, riêng tiền “hồ” mỗi ngày cũng thừa vài ngàn đồng. Riêng trò đá
gà, Khánh Dư có cả vài chục con. Gà của người khác đem đến chọi, nếu
thua mất tiền cược là đương nhiên. Nhưng nếu có dấu hiệu chiến thắng,
quân gia của Khánh Dư ra hiệu cho tay chân thả con chim ưng lông đỏ mỏ
quặp ra. Thế là “vù” một cái, con chim ưng sà xuống cắp chú “gà nòi” của
đối phương bay mất tăm. Thế là đành xử huề. Chú chim ưng rất tinh quái
biết được gà nhà, gà lạ…
Riêng về khoản “ăn chơi” Khánh Dư không bao giờ lai vãng đến các
quán lầu xanh. Mặc dù ở đó các chủ người Hoa “sưu tầm” được rất nhiều
gái đẹp bốn phương với các “ngón nghề” phục vụ “thượng đế” tới bến. Để
lấy lòng Khánh Dư mỗi lần có “hàng mới” các chủ đều ân cần, niềm nở
mời chào “miễn phí”, nhưng Khánh Dư đều cự tuyệt thẳng thừng. Cái thú
của Nhân Huệ vương là các thiếu nữ trắng trong theo kiểu “hoa đồng nội”.
Vừa mắt cô nào là Khánh Dư trước dùng tiền bạc dụ dỗ, mua chuộc. Cách
này không xong thì dùng quyền uy, cộng tiền bạc vũ lực để khuất phục.
Tất cả những việc làm trái với luân thường đạo lý khi đó khiến dân tình
kêu ca, oán thán. Ngay cả khách buôn phương bắc cũng không chịu đựng
được. Bởi thế có người đã làm thơ mừng Khánh Dư lên tuổi bốn mươi
trong đó có câu có ý chê bai, xỏ xiên là: “Vân Đồn kê khuyển diệc giai
kinh”. Có nghĩa là “Vân Đồn gà chó đều kinh”. Song không phải chuyện gì
Nhân Huệ vương muốn là đều được. Vụ việc làm Khánh Dư bẽ mặt nhất là
vụ với cha con ngư phủ. Số là một hôm Khánh Dư trên lưng con ngựa bạch
dạo chơi trên phố. Qua cửa chợ chợt “giật mình” thấy một cô gái vận đồ
đen với hai sọt cá tươi lớn. Cô gái có khuôn mặt trái xoan nhẹ nhõm với đôi
mắt to đen dưới đôi lông mày lá liễu cong vút. Chiếc mũi dọc dừa cao ăn
khớp với đôi môi chúm chím đỏ mọng ôm lấy hàm răng trắng lấp lánh đều
tăm tắp. Cô niềm nở, nhanh nhẹn mời chào, lựa chọn và xâu cá lại cho
khách bằng những chiếc lạt giang rất mềm dẻo mà chắc chắn. Từ xa Nhân
Huệ vương đã “tia” được “bông hoa lạ”. Khánh Dư ghé tai nói nhỏ với một
tên lính hầu. Tên này “vâng dạ” rồi tiến đến cổng chợ. Hắn nói với bố con
ông lão ngư phủ “Nhân Huệ vương muốn mua cả hai xảo cá. Nhưng muốn