hơn các phái đều có thể ép buộc tất cả những phái khác chấp nhận người do
họ chỉ định; và cái tính ngoan cố siêu hạng ấy, bất hạnh thay, dường như lại
thường có ở những người kiên trì lợi ích riêng của bản thân họ hơn là lợi
ích của công chúng. Sự lựa chọn theo đa số vì vậy mà rất có thể sẽ được
quyết định bởi các bộ phận cử tri gồm những người nhút nhát nhất, những
người đầu óc hẹp hòi và nhiều thành kiến nhất, hoặc là những người bám
giữ ngoan cố nhất vào duy nhất lợi ích giai cấp của họ; trong những trường
hợp ấy thì các quyền bầu cử của nhóm thiểu số chẳng ích lợi gì cho mục
đích của cuộc bầu cử được tiến hành, mà chỉ phục vụ cho việc ép buộc đa
số phải chấp thuận ứng cử viên của bộ phận yếu kém nhất và tệ hại nhất
trong họ.
Trong khi thừa nhận những điều xấu xa ấy, nhiều người có thể xem
chúng như cái giá phải trả cho một chính thể tự do và chẳng phải là điều bất
ngờ gì hết: ấy là ý kiến của tất cả những ủng hộ cho nền tự do thời trước
cho tới mãi gần đây. Tuy nhiên, cái thói quen cho qua đi những điều xấu xa
ấy như những gì không thể chữa trị được đã trở nên thâm căn cố đế đến nỗi
nhiều người hình như mất cả khả năng nhìn vào những xấu xa ấy như
những gì mà họ sẽ rất sung sướng nếu có thể chữa trị được chúng. Từ tuyệt
vọng về việc chữa trị, rất thường khi chỉ còn một bước là đi tới sự phủ nhận
bệnh tật; từ đó sẽ dẫn đến việc không ưa thích cách chữa trị được đề xuất,
cứ như là người đề xuất tạo ra điều xấu chứ không phải đề nghị làm giảm
bớt điều xấu. Người ta dễ quen với những điều xấu đến nỗi cảm thấy việc
kêu ca về chúng giống như điều gì đó, nếu không phải là sai trái thì cũng là
không hợp lý. Dẫu cho điều xấu có thể tránh được hay không thì phải là
một người yêu chuộng tự do mù quáng mới không cân nhắc chúng trong
đầu óc mình; mới không cảm thấy vui sướng khi phát hiện ra rằng những
điều xấu ấy là những thứ không nhất thiết phải có. Bây giờ thì không có gì
chắc chắn hơn rằng việc xóa bỏ trên thực tế nhóm thiểu số không phải là
một hệ quả thiết yếu hay tự nhiên của tự do; rằng điều đó chẳng có liên
quan gì tới dân chủ mà còn là trái ngược hẳn lại với nguyên lý trước nhất
của dân chủ, ấy là đại diện theo tỷ lệ số học. Các nhóm thiểu số phải được