CHÍNH THỂ ĐẠI DIỆN - Trang 185

9

NÊN CÓ BẦU CỬ HAI GIAI ĐOẠN HAY KHÔNG?

T

rong một số hiến pháp mang tính đại diện, người ta chấp nhận kế

hoạch lựa chọn đại biểu quốc hội theo một quá trình hai lần, các cử tri vòng
đầu tiên chỉ chọn ra các cử tri khác và những cử tri này sẽ bầu ra thành viên
của nghị viện. Kỹ xảo này có lẽ nhằm mục đích ngăn trở nhẹ nhàng sự lấn
lướt hoàn toàn của cảm xúc đại chúng; nó trao cho Số đông lá phiếu bầu và
cùng với phiếu bầu là quyền lực triệt để tối đa, nhưng buộc họ phải thi hành
quyền lực ấy thông qua trung gian của một số ít, những người được cho là
ít bị kích động bởi sự cuồng nhiệt mạnh mẽ mang tính đại chúng hơn là
những người Bình dân; là một tập đoàn được tuyển chọn trong vai trò cử
tri, họ được kỳ vọng sẽ có trí tuệ và tính cách vượt trên mức phổ thông của
những người bầu ra họ, người ta nghĩ rằng sự lựa chọn của họ có lẽ sẽ cẩn
trọng và sáng suốt hơn, và ít ra thì cũng được thực hiện với cảm nhận trách
nhiệm lớn lao hơn so với bầu chọn của bản thân đám đông quần chúng. Kế
hoạch này, thanh lọc cuộc bầu cử đại chúng thông qua một hội đoàn trung
gian, thừa nhận sự phòng thủ có vẻ rất hợp lý; vì có vẻ rất hữu lý nếu bảo
rằng, xét đoán xem ai trong những người hàng xóm là đáng tin cậy nhất để
được giao phó việc chọn ra thành viên nghị viện, sẽ là việc đòi hỏi sự sáng
suốt và kiến thức ít hơn việc tự mình chọn ra thành viên nghị viện.

Tuy nhiên, trước hết, nếu nghĩ rằng những hiểm nguy vốn có đối với

quyền lực nhân dân có thể sẽ giảm đi một mức độ nào đó bằng sự sắp xếp
gián tiếp ấy, thì những lợi ích của quyền lực nhân dân cũng sẽ bị giảm đi
như thế; và cái hiệu quả sau là chắc chắn hơn nhiều so với hiệu quả trước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.