lực có thể được địa phương hóa, nhưng tri thức thì phải trung ương hóa để
thành hữu ích nhất; ở đâu đó phải có một tiêu điểm để thu thập lại mọi tia
sáng phát tán ra, sao cho những ánh sáng sai lạc và đổi màu luôn tồn tại ở
mọi nơi, có thể tìm được chỗ có thứ cần thiết đặng hoàn thiện và làm sạch
chúng.” Ông nhấn mạnh: “Các địa phương có thể được phép quản lý tồi tệ
lợi ích của riêng họ, nhưng không được làm thiệt hại lợi ích của những
người khác, cũng như không được vi phạm các nguyên tắc công bằng giữa
người này với người kia, chính là trách nhiệm của Nhà nước phải duy trì
sự tuân thủ nghiêm ngặt những điều này.” Ông phản đối ý kiến đòi để cho
chính quyền địa phương tự lo liệu việc giáo dục chính trị và huấn luyện dân
chúng: “Chỉ là một sự giáo dục yếu kém, nếu kết hợp sự ngu dốt với sự ngu
dốt và rồi để mặc họ, nếu họ quan tâm đến tri thức, thì tự mò mẫm tìm
đường đến nó không ai giúp đỡ, nếu họ không quan tâm đến tri thức, thì sẽ
làm với sự thiếu hiểu biết. Cái cần phải có là những phương tiện để khiến
cho sự ngu dốt tự ý thức được mình ngu dốt, vì có khả năng hưởng lợi ích
bằng tri thức; tập cho các đầu óc vốn chỉ biết hành động theo lề thói hằng
ngày làm quen với giá trị của các nguyên tắc…”
Ông kết luận như sau: “Một chính phủ toan tính ôm đồm làm mọi thứ
thì thực có thể so sánh được với người thầy mà ông Charles de Rémusat đã
mô tả, cái ông thầy làm hết mọi bài tập cho học trò; ông thầy ấy có thể
được lòng các học trò, nhưng ông ta dạy chúng chẳng được bao nhiêu. Mặt
khác, một chính phủ tự mình chẳng làm một điều gì mà bất cứ ai cũng có
khả năng làm được, cũng chẳng chỉ dẫn cho một ai biết làm điều gì đó theo
cách thức nào, thì chính phủ ấy cũng giống như một trường học không có
thầy dạy, mà chỉ có học trò làm thầy giáo, là những người bản thân họ
chưa hề được dạy dỗ bao giờ.”
3) Một số chủ đề liên quan đến đặc thù của nước Anh thế kỷ XIX
Thời kỳ J. S. Mill viết tác phẩm này là lúc mà nước Anh đã đạt tới
mức độ công nghiệp hóa (cơ giới) rất cao với số lượng công nhân chiếm đa
số dân chúng. Bộ phận dân chúng này vẫn còn sống trong điều kiện vật
chất thiếu thốn và bị thất học nhiều; công việc phổ cập giáo dục của nước