CHÍNH TRỊ LUẬN (THE POLITICS) - Trang 43

các loài khác nhau có những vị giác khác nhau, thành thử cùng một loại
thực phẩm chưa chắc đã là loại mà tất cả các loài ưa thích; vì vậy, ngay
trong các loài ăn thịt, hoặc ăn rau, lại chia thành nhiều loại khác nhau nữa.
Đời sống của con người cũng có những khác biệt lớn lao. Những kẻ lười
lao động nhất là những kẻ chăn nuôi, sống một đời nhàn tản, và dùng làm
thực phẩm ngay từ những con thú mà họ nuôi; vì đàn thú của họ phải đi tìm
những đồng cỏ để ăn, họ cũng buộc phải đi theo chúng, và vô hình trung
tạo thành một loại nông trang di động. Những người khác thì lại sinh sống
bằng săn bắn; lại còn có những kẻ sống bằng nghề thảo khấu; những kẻ
sống gần hồ ao, đầm lầy, hay biển cả thì sống bằng nghề chài lưới, và cũng
có những người sống bằng săn bắn chim trời hay thú dữ. Tuy nhiên, phần
lớn người ta sống bằng hoa màu từ canh tác đất đai. Đó là tất cả các nếp
sống của những người mà thực phẩm là do sức lao động tạo ra chứ không
do trao đổi hay buôn bán với nhau, các nếp sống này gồm có: mục đồng,
nông phu, ngư phủ, liệp hộ, hay thảo khấu. Có những người tạo nên đời
sống thoải mái hơn bằng cách phối hợp hai nghề với nhau, thêm vào những
khiếm khuyết của nghề này bằng nghề khác: nếp sống du mục có thể cộng
thêm nghề thảo khấu, nghề nông có thể cộng thêm nghề săn thú. Ngoài ra
còn có những cách thức phối hợp khác tuỳ theo nhu cầu con người đòi hỏi.
Tài sản, hiểu theo nghĩa những gì cần thiết cho sự sống, dường như đã được
thiên nhiên cung ứng đầy đủ cho mọi người, từ khi mới sinh ra cho đến khi
khôn lớn. Có những loài động vật mà thiên nhiên đã cung cấp đầy đủ thực
phẩm cho chúng từ khi mới sinh ra đến khi chúng tự túc được như những
loài côn trùng hoặc loài đẻ trứng; loài có vú cũng có đầy đủ thực phẩm dự
trữ cho con cái của chúng qua sữa mẹ. Như vậy ta có thể suy ra rằng, sau
khi có loài động vật, cây cỏ là thực phẩm của chúng, và các loài động vật
được thuần hoá (gia súc) là thực phẩm của con người, còn các loài dã thú
vừa được dùng làm thực phẩm vừa được dùng làm quần áo hay các dụng cụ
khác. Vì thiên nhiên chẳng làm điều gì phí phạm và không trọn vẹn, ta phải
suy ra rằng tất cả mọi loài động vật được tạo ra cho loài người sử dụng.
Như vậy, ta cũng có thể suy diễn rằng “nghề” chiến tranh cũng là một nghệ
thuật tích luỹ tài sản giống như là nghề săn bắn để săn bắt các loài dã thú,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.