Chính trị học, đối với người Hy Lạp, không chỉ là một khoa học mà còn là
một nghệ thuật. Học viện Plato không chỉ dạy những môn học và nghiên
cứu có tính lý thuyết; đây cũng là nơi huấn luyện chính trị và đào tạo các
chính trị gia, đặc biệt về phương diện lập pháp. Plato không phải chỉ là một
triết gia, một học giả trong tháp ngà. Ông đặc biệt chú trọng tới tính ứng
dụng của chính trị học. Plato tin rằng chỉ có triết học chân chính mới hướng
dẫn đúng đắn cách hành xử của con người, và cũng như Khổng Tử ở
Phương Đông mong muốn truyền bá Đạo của mình tới các bậc quân vương,
Plato du hành sang Syracuse để cố vấn cho vua Dionysius đệ nhị, một bạo
quân, cách cai trị theo “Vương đạo” trong suốt 16 năm nhưng chẳng thành
công, giống trường hợp Khổng Tử đã thất bại sau 14 năm chu du thiên hạ
để tìm một minh quân.
Trong những năm cuối đời, Plato trước tác một tác phẩm đồ sộ gồm 12
quyển mang tựa đề: Luật Pháp. Những tư tưởng trong Luật Pháp đã phần
nào ảnh hưởng đến tác phẩm Chính Trị Luận của Aristotle sau này. Đối với
Aristotle, Plato là một người thầy vĩ đại (dù sau này tư tưởng của Aristotle
có phần tương phản với Plato trên bình diện triết học), và xứng đáng là một
vĩ nhân, như trong những vần thơ ai điếu do Aristotle viết cho thầy: “Ông
(Plato) là một người mà kẻ xấu cũng không được quyền ca tụng, người duy
nhất và có lẽ là người đầu tiên đã chứng tỏ một cách rõ rệt bằng chính cuộc
đời và tư tưởng của mình, là để được hạnh phúc chính là làm một người
tốt.”
Năm 347, Plato qua đời ở tuổi 80. Trong năm này, có hai sự kiện đánh dấu
một bước ngoặt lớn trong đời
Aristotle. Quê hương Stagira của ông bị quân đội của vua Philip xứ
Macedonia tiêu diệt khiến ông trở thành một kẻ mất quê hương. Sự kiện
thứ hai, quan trọng hơn, là người kế nhiệm Plato làm Viện Trưởng không
được Aristotle và một số đồng môn khác tâm phục. Hai sự kiện này khiến
Aristotle từ giã Athens, bắt đầu du hành đây đó và đem sở học ra áp dụng
trong suốt 12 năm dài. Trên cuộc hành trình này, Aristotle cùng người bạn