CHÍNH TRỊ LUẬN (THE POLITICS) - Trang 85

lợi. Chưa hết, còn phần công điền dành cho giai cấp quân nhân, ai sẽ là
người canh tác đất đai này? Nếu quân nhân đi làm ruộng thì có khác gì
nông dân đâu, dù chính quyền có thể ban luật để phân biệt. Còn nữa, nếu
những người canh tác số công điền này không phải là nông dân và cũng
không phải là quân nhân, thì ta lại có giai cấp thứ tư, một giai cấp không có
chỗ đứng trong quốc gia và cũng chẳng dự phần vào việc gì hết. Hoặc là
giai cấp nông dân vừa làm ruộng của nhà vừa làm ruộng công; trong trường
hợp này họ sẽ gặp khó khăn để sản xuất đủ dùng cho gia đình mình và cho
gia đình của người quân nhân họ phải nuôi. Đã thế thì còn chia đất làm ba
loại để làm gì vì người nông dân có thể vừa canh tác để nuôi sống chính gia
đình mình và gia đình người lính trên cùng một mảnh đất! Phân chia theo
kiểu này thật là rối rắm.

Luật lệ mà ông đề nghị liên quan đến các quan toà cũng có nhiều rắc rối.
Khi có một vụ kiện đơn giản được trình toà, theo phương thức Hippodamus
đề nghị, thì quan toà phải phân biệt ai đúng ai sai và như vậy trở thành
trọng tài. Khi phân xử, các trọng tài dù có thể có nhiều người nhưng họ vẫn
có thể thảo luận với nhau để đưa ra một quyết định chung để phân biệt [ai
đúng ai sai]. Nhưng trong toà án xét xử theo luật pháp thì điều này không
thể làm được, vì thực ra, các nhà lập pháp đã đưa ra các đạo luật không cho
phép các quan toà hội ý với nhau. Như thế chẳng phải là tạo nên các sự rối
rắm ư nếu quan toà nghĩ rằng thiệt hại [cho nguyên đơn] phải được bồi
thường, nhưng không nhiều như nguyên đơn đòi hỏi? Thí dụ nguyên đơn
đòi bồi thường hai chục đồng minae, và quan toà chỉ cho phép có mười
đồng minae (hay nói một cách tổng quát, nguyên đơn đòi nhiều, nhưng
quan toà chỉ cho phép ít), trong khi đó, một vị quan toà khác cho năm đồng,
người khác lại chỉ cho bốn. Như thế thì số tiền bồi thường thiệt hại bị chia
năm xẻ bảy; rồi số tiền bồi thường được quyết định như thế nào đây? Chưa
hết, chẳng ai có thể khẳng định rằng những quan toà bỏ phiếu hoàn toàn có
tội hay hoàn toàn vô tội là phạm tội bội thệ, vì phán quyết tha bổng của
quan toà không có nghĩa là bị can vô tội và không bồi thường gì hết, mà
phán quyết này chỉ có nghĩa là bị can không phải bồi thường 20 đồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.