minae. Vị quan toà chỉ phạm tội bội thệ khi nghĩ rằng bị can không đáng bị
phạt hai mươi đồng minae mà vẫn tuyên án như vậy.
Vinh danh những người có công khám phá ra điều gì đó có lợi cho nhà
nước là một đề nghị nghe rất hay nhưng rỗng tuếch và không thể nào biến
thành luật được; luật lệ như vậy sẽ chỉ gây nên xáo trộn chính trị vì sẽ có
những kẻ chỉ điểm tố cáo những người có tư tưởng cải cách là âm mưu làm
loạn. Câu hỏi này lại liên quan đến một vấn đề khác. Xưa nay ta vẫn nghi
ngờ rằng thay đổi luật lệ của một nước có mang lại lợi ích hay không, ngay
cả bằng một đạo luật tốt hơn. Hãy xét xem, nếu những thay đổi không
mang lại lợi ích, ta khó có thể tán thành đề nghị của
Hippodamus, bởi vì, người ta có thể dùng danh nghĩa làm lợi cho quốc gia
để đưa ra những thay đổi có hại cho luật pháp hoặc cho cơ cấu chính trị.
Nhưng vì ta đang bàn đến vấn đề này, có lẽ ta cũng nên đi sâu vào chi tiết
thêm một chút. Bởi vì cũng có những ý kiến khác nhau rằng đôi khi cũng
cần có những sự thay đổi, như trong các loại nghệ thuật hoặc khoa học khác
có những sự thay đổi mang lại lợi ích, thí dụ như trong ngành y khoa hoặc
thể dục, có những thay đổi khác hẳn cách sử dụng theo truyền thống. Và
nếu chính trị cũng là một nghệ thuật, thì tương tự như vậy, sự thay đổi cũng
cần thiết trong chính trị. Thực tế đã chứng minh là thay đổi các phong tục
đơn sơ và man rợ thời cổ là một sự cải thiện, thí dụ như tục lệ người Hy
Lạp thời cổ đi đâu cũng đeo theo vũ khí và mua vợ của nhau. Những tục lệ
cổ còn truyền lại cho chúng ta cũng khá vô lý, như tại Cumae có một đạo
luật về sát nhân, theo đó nếu kẻ tố cáo tìm đủ số nhân chứng trong vòng họ
hàng của hắn, thì kẻ bị cáo bị coi như là phạm tội sát nhân. Còn nữa, con
người nói chung mong muốn điều tốt chứ không phải chỉ làm theo những gì
ông cha đã làm. Nhưng những người tiền sử, dù là con người từ thuở sơ
nguyên hay sống sót sau thiên tai, ta có thể nghĩ rằng họ cũng không khôn
ngoan hơn những người bình thường hay những kẻ ngớ ngẩn trong chúng
ta ngày nay (cứ xem những truyền thống của người thái sơ thì rõ); cho nên,
thật là khôi hài nếu ta cứ theo những tục lệ này. Ngay cả đối với luật lệ đã
được viết xuống thành văn, cũng không có nghĩa là chúng không thể thay