nào một đòn chí mạng. Tuy mở miệng là anh nói hận ông già nhà mình,
cũng xem khinh cách hành sự của đối phương, nhưng tất cả những bất mãn
này đều cần phải có một Hàn chánh án còn sống để gánh chịu. Sự ra đi đột
ngột của Hàn Thiết Văn làm sụp đổ toàn bộ những chính nghĩa của Hàn
Thuật, bất kể khi còn sống ông ấy đã từng làm gì, là người như thế nào, thì
khi tin dữ này truyền đến tai Hàn Thuật, người mà anh mất đi là ba của
mình, là người cha từ nhỏ đã vô cùng nghiêm khắc nhưng lại chỉ có một
mình anh là con trai. Anh thậm chí không dám rơi lệ trước di thể của ba
mình, vì vài ngày trước khi ông phát bệnh, mẹ đã gọi điện bảo anh về nhà,
anh biết rõ đó là ý của ba nhưng vẫn cố chấp không chịu về. Để đến cuối
cùng, anh cũng không biết phải chăng chính hành động trình báo của mình
đã trở thành cú đánh chí mạng cho ba.
Khoảng thời gian ấy, anh nấp trong nhà của Cát Niên, không chịu đi
đâu. Cát Niên tuy biết rằng không nên cho anh ở lại, nhưng cũng không
nhẫn tâm giậu đổ bìm leo, quan hệ của hai kẻ vốn đã không thể nói rõ càng
trở nên hỗn loạn. Mãi đến khi Hàn Lâm về nước thu xếp hậu sự cho bố,
mới tìm đến và đưa Hàn Thuật đi.
Cát Niên biết Hàn Thuật lâu nay rất thân thiết với chị hai, nhưng cô
không biết Hàn Lâm đã dùng cách gì để khuyên giải Hàn Thuật, chỉ biết
chắc chắn rằng anh đã khóc một trận đã đời. Hàn Lâm là một cô gái rất
thông minh và sảng khoái, lúc ấy kiểu nào Hàn Thuật cũng kéo Cát Niên
tới trước mặt Hàn Lâm, Hàn Lâm không nói gì, chỉ đối xử với Cát Niên
như người nhà của mình vậy, song một ngày trước khi rời khỏi, cô đã có
một cuộc trò chuyện riêng với Cát Niên.
Hàn Lâm nói, Hàn Thuật có lỗi với Cát Niên, điểm này không ai có thể
phủ nhận, nhưng đứng trên lập trường của người thân, cô khẩn cầu Cát
Niên hãy nể tình tấm lòng chân thành của Hàn Thuật, hoặc là yêu anh, nếu
không làm được thì hãy nhẫn tâm với anh một lần, để anh triệt để dứt bỏ ý
định, xem như là tha cho anh. Lúc ấy Cát Niên đỏ mặt tía tai, cô biết sự