2
Rời nhà bà nhà văn, tôi rơi vào… ôi, tôi không thể nào tìm được từ dùng
cho chính xác. Có trời biết được, sau đó tôi rơi vào đâu. Tất nhiên không
phải sau khi rời khỏi nhà bà Anna Ygorevna là tôi đến ngay với người khác
mà phải trở về trường rồi sau đó tùy tình hình trường sẽ phân tôi đi phục vụ
ai đó. Ở trường chúng tôi là thế đấy – người ta nhận chúng tôi rồi trả, trả rồi
nhận, cứ thế luân phiên…
Lần cuối cùng người ta nhận tôi cũng bình thường như bao lần trước. Ôi,
đời thật lắm thăng trầm dâu bể. Tất nhiên là để không làm hỏng tâm trạng
của các bạn, tôi có thể chỉ kể về cuộc sống của mình ở nhà bà Anna mà
không kể thêm những chuyện khác. Ở nhà ấy còn có rất nhiều chuyện đáng
để kể. Chủ nhà là những người học rộng hiểu nhiều, họ nói chuyện nghe
thích lắm. Khách khứa của họ cũng toàn những người uyên bác, thông
minh, tốt bụng. Nói chung, sống trong nhà ấy tôi cũng mở mang được tầm
kiến thức. Nhưng tôi cũng không thể gạt ra khỏi ký ức của mình một nhân
vật được tôi bảo bọc. Dở hay, xấu tốt mặc lòng, nhưng cần phải nói ra sự
thật, toàn bộ sự thật. Mà cũng có thể, sự thật ấy sẽ giúp ích nhiều cho các
bạn.
Chẳng giấu gì các bạn, hàng đêm tôi thường vẫn khóc. Khóc theo kiểu chó
– khóc thầm, không rơi nước mắt. Tóm lại, đêm đêm tôi hay thầm than thân
trách phận một hồi rồi… thiếp đi lúc nào không biết. Nhưng thường thì
không ngủ được. Sống mà cứ như ngồi trên đống lửa. Tôi nói nghiêm túc
đấy. Bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chuyện này chuyện nọ. Chỉ đến lúc
đó tôi mới bắt đầu nghiệm ra ý nghĩa đích thực của câu ngạn ngữ “cuộc đời
chó má”. Nhưng mà thôi, tôi không than khóc nữa đâu. Khóc mà được cái
gì. Như ông cụ Ivan Savelievich, người đầu tiên được tôi bảo bọc, thường
nói: ta chẳng có cách nào thoát khỏi số phận, hay “chạy trời không khỏi