Phải thừa nhận rằng đó là một công trình nghiên cứu đòi hỏi sự kiên trì,
nhẫn nại vô cùng lớn.
Trên tivi, ông Poyarkov phát biểu: “Chó hoang ở Matxcơva chính là cầu nối
giữa chó nhà và chó sói, nhưng hiện chúng chỉ đang ở vào giai đoạn đầu
của quá trình trở về với đời sống hoang dã của tổ tiên. Và khả năng đảo
ngược quá trình này là rất nhỏ. Đưa một con chó hoang trở lại sống trong
nhà cũng là một việc làm gần như vô vọng: những con chó đi hoang đã lâu
ngày gần như không bao giờ chấp nhận trở lại với cuộc sống tù túng trong
nhà”.
Kết luận cuối cùng của ông Poyarkov: “Về phương diện di truyền, chó sói
và chó nhà gần như giống hệt nhau”.
Tôi hoàn toàn đồng ý với kết luận này. Nhưng cũng có những học giả cho
rằng chó nhà có nguồn gốc từ chó rừng. Quả là sai lầm nghiêm trọng!
“Chó hoang được chia thành bốn loại, - ông Poyarkov nói tiếp, – xác định
theo tập tính sinh hoạt, cách thức kiếm ăn, khả năng giao tiếp với người và
mức độ thích nghi sinh thái.”
Những con chó hoang luôn cảm thấy thoải mái trong tiếp xúc với người
được Poyarkov gọi là “chó canh gác”. Về nguyên tắc, lãnh thổ của chúng là
nhà để xe, nhà kho, bệnh viện và các cơ sở khác mà khuôn viên có tường
rào bao quanh. Ở chúng hình thành mối quan hệ nhất định với các nhân
viên bảo vệ, tức những người cho chúng ăn uống và là người mà chúng coi
là chủ.
“Giai đoạn thứ hai của quá trình hoang dã hóa là khi con chó giao tiếp với
người về nguyên tắc, nhưng không phải là giao tiếp cá nhân, – ông
Poyarkov nói. – Đó chỉ là hành vi ăn xin, và điều thú vị ở chỗ tất cả những