Những con chó như thế giống với chó sói nhất.
Còn có một phân nhóm nữa của chó hoang, mang những nét đặc thù khác
biệt hẳn so với bốn nhóm chó hoang kể trên – đó là chó sống trong các ga
tàu điện ngầm. Ông Andrey Neuronov, một trong những chuyên gia hàng
đầu về chó cho biết: “Chó hoang xuất hiện trong các nhà ga nằm dưới mặt
đất của hệ thống tàu điện ngầm chỉ vì một lý do đơn giản là người ta cho
phép chúng xuống đó. Tình trạng này bắt đầu diễn ra từ cuối thập niên
1980. Với sự nới lỏng các quy định, chó được phép lên các phương tiện
giao thông công cộng, lúc đầu là tàu điện, xe buýt, sau đó là tàu điện
ngầm”.
Ông Neuronov cho biết, trong toàn hệ thống nhà ga tàu điện ngầm của
Matxcơva có khoảng 500 con chó hoang sinh sống, số lượng có thể tăng lên
vào mùa đông giá rét, nhưng chỉ có khoảng 20 con biết “đáp tàu” để chu du
từ ga này qua ga khác. Năng lực này hình thành một cách từ từ, ban đầu chỉ
mang ý nghĩa “mở rộng lãnh thổ” với hi vọng ở ga khác có thể kiếm ăn dễ
dàng hơn, nhưng về sau, đối với chúng, chuyện đi tàu trở thành một “phong
cách sống” – việc gì phải đi bộ khi mà ta có thể sử dụng miễn phí các
phương tiện giao thông công cộng?
Nói chung, người dân Matxcơva có những cảm xúc rất rõ rệt, trái chiều về
chó hoang trong hệ thống tàu điện ngầm. Nếu việc con chó hoang có tên
“Chú bé” bị một gã vô lại giết chết công khai ở lối thông ga dưới mặt đất là
một biểu hiện cực đoan đáng lên án thì việc dựng tượng đài tưởng niệm
“Chú bé” lại nói lên điều ngược lại. Chính quyền thành phố buộc phải
thông qua chủ trương chính sách bảo vệ chó hoang. Năm 2002, thị trưởng
Matxcơva đã ký sắc lệnh cấm săn đuổi, tiêu diệt chó hoang và thông qua
quyết định thành lập hệ thống trại tạm cư dành cho chúng. Tuy nhiên, mặc
dù ngân sách thành phố đã chi ra không ít tiền cho việc xây dựng, điều hành
hệ thống trường trại này, nguồn kinh phí ấy vẫn không đủ để đáp ứng việc
“ổn định cuộc sống” cho tất cả chó hoang của thủ đô.