CHÓ SỦA NHẦM CÂY - Trang 14

người có tầm nhìn xa trông rộng trong tương lai [...] họ thường sắp xếp mọi thứ
một cách hệ thống thay vì đổi mới."

Hay do 81 học sinh này chưa đủ trình để vào nhóm cao nhất? Không.

Nghiên cứu cho thấy thứ giúp học sinh gây ấn tượng trong lớp cũng chính là thứ
làm giảm khả năng bứt phá để chiến thắng bên ngoài học đường.

Vậy tại sao những thủ khoa ở các trường trung học rất hiếm khi chạm đến vị

trí số một trong cuộc sống? Có 2 lý do. Đầu tiên, trường học luôn thưởng cho
những học sinh biết nghe lời và làm theo những gì được bảo. Điểm số ở trường
chỉ tương quan lỏng lẻo với chỉ số thông minh (các bài kiểm tra đã chuẩn hóa đo
lường chỉ số IQ hiệu quả hơn). Tuy nhiên, điểm SỐ lại là một chỉ báo tuyệt vời
về sự tự giác, sự tận tâm, và khả năng tuân thủ quy tắc.

Trong một cuộc phỏng vấn, Arnold cho biết: "Về cơ bản, chúng ta đang

khen thưởng cho sự tuân thủ và sẵn sàng đồng hành cùng hệ thống. Nhiều thủ
khoa cũng thừa nhận rằng họ không phải là người thông minh nhất lớp, chỉ là
người làm việc chăm chỉ nhất. Số khác cho rằng vấn đề nằm ở chỗ họ CỐ gắng
đáp ứng đòi hỏi của giáo viên hơn là thực sự tìm hiểu kiến thức. Hầu hết các đối
tượng trong nghiên cứu này được phân loại vào nhóm "sự nghiệp gia" (careerist):
Họ xem công việc của mình là đạt điểm số tốt chứ không phải là học hỏi.

Lý do thứ hai là trường lớp thường tập trung khen thưởng các "tổng quát

gia" (generalist) — những người đa lĩnh vực. Có quá ít sự ghi nhận về đam mê
hay biệt tài của học sinh. Ngoài đời thực, chuyện lại hoàn toàn trái ngược. Đề cập
đến những thủ khoa, Arnold nói, "Họ hiểu biết sâu rộng và cực kỳ thành công, cả
trên phương diện cá nhân lẫn sự nghiệp, nhưng họ không bao giờ cống hiến cho
một lĩnh vực nhất định nào, và không dốc hết đam mê vào đó. Và đó thường
không phải công thức cho sự đột phá."

Nếu bạn muốn học tốt ở trường và đồng thời cũng mê toán, bạn cần phải

dừng việc cố đạt luôn điểm A trong môn Lịch sử. Cách tiếp cận "đa khoa" này sẽ
không giúp tạo dựng chuyên môn. Nhưng rốt cuộc tất cả chúng ta sẽ đều tham gia
một ngành nghề nào đó, nơi mà một kỹ năng nhất định được đề cao, trong khi
những kỹ năng khác lại chẳng hề quan trọng.

Trớ trêu thay, Arnold cũng nhận ra những sinh viên thông minh yêu thích

học tập lại gặp khó khăn ở trung học. Họ muốn tập trung vào đam mê của mình,
thích đạt được sự thành thạo, và cảm thấy cách vận hành ở trường thật ngột ngạt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.