Tháng 11/1942, lực lượng tàu U-boat tuyên bố đã hạ 117 tàu của quân Đồng
minh. Chưa đến 1 năm sau đó, trong vòng 2 tháng 9-10/1943, chỉ có 9 tàu Đồng
minh bị hạ, trong khi tổng cộng 25 tàu U-boat đã bị hủy diệt bởi lực lượng không
quân trang bị radar ASV.
Và với "sự hỗ trợ" của MIT, công nghệ nhiễu sóng của Harvard đã khiến
quân phát-xít rơi vào hoảng loạn:
Hệ thống nhiễu sóng của quân Đồng minh làm giảm hiệu quả hệ thống
phòng không của quân Đức đến 75%. Nó hiệu quả đến nỗi tính đến thời điểm
cuộc chiến kết thúc, gần 90% số chuyên gia sóng vô tuyến tần số cao ở Đức —
khoảng 7.000 người — đã được điều động từ những công việc cấp thiết khác
sang giải quyết một nhiệm vụ duy nhất là tìm cách ngăn cho hệ thống radar Đức
khỏi bị nhiễu.
Rất nhiều người ngày nay tin rằng thiết bị radar đó chính là thứ mang đến
thắng lợi trong cuộc chiến.
Khi chúng ta hợp tác — bao gồm cả việc cạnh tranh lành mạnh — thành quả
có thể lớn gấp nhiều lần. Khi ta không giao tiếp với nhau, kết cục có thể không
đạt được lợi ích như trên mà còn "làm nhiễu" nỗ lực của hai bên.
Ta đã biết lợi ích của việc xây dựng mạng lưới quan hệ là cực khủng. Nhưng
nó cũng khiến ta có cảm giác mình có chút gì đó không đàng hoàng. Nghiên cứu
từ Francesca Gino cho thấy, khi cố gặp một người chỉ vì muốn đạt được thứ gì đó
từ phía họ, ta cảm thấy trái đạo đức. Người ít thấy bứt rứt nhất khi xây dựng
mạng lưới quan hệ chính là những người mạnh mẽ nhất. Người cần đến mạng
lưới quan hệ nhất — những người yếu đuối — lại thường cảm thấy thật khó chịu
về vụ này. Chúng ta cảm thấy việc giao tiếp tạo dựng quan hệ thoải mái hơn khi
mọi sự là tình cờ, khi cảm giác như vô tình thôi, không phải kiểu có chủ ý hay vị
kỷ như kiểu Machiavelli.
Đây là một vấn đề lớn cho người hướng nội, những người không quen với
việc làm quen người lạ. Nó thậm chí còn tạo ra khó khăn cho người hướng ngoại,