CHÓ SỦA NHẦM CÂY - Trang 17

cuốn chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của cả nhóm. Mọi
chuyện vẫn chưa có gì rõ ràng — cho đến khi một học giả bỗng có một linh cảm.

Gautam Mukunda suy đoán rằng lý do kết quả nghiên cứu không nhất quán

chính là thực sự có đến 2 thể loại lãnh đạo khác nhau. Loại đầu tiên nổi lên thông
qua kênh chính ngạch, được thăng chức, tuân theo luật lệ, hay đáp ứng được kỳ
vọng. Những nhà lãnh đạo kiểu này, như Neville Chamberlain, là loại "chọn lọc."
Loại thứ hai không nổi lên qua thang bậc; họ xuất hiện từ cửa sổ: những doanh
nhân không chờ đợi ai đó tiến cử mình; phó tổng thống Mỹ vô tình được trao
chức tổng thống; hay nhà lãnh đạo hưởng lợi từ cơn bão hoàn hảo của những sự
kiện rất ít khả năng xảy ra, ví dụ như Abraham Lincoln đắc cử. Đây là nhóm
"không chọn lọc."

Vào thời điểm những ứng cử viên "chọn lọc" đang trong cuộc chạy đua cho

vị trí hàng đầu, họ đều được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo là người có thể đưa ra
những quyết định chuẩn mực được giới truyền thống đồng tình. Họ gần như rất
khó vượt lên hẳn — và đó là lý do tại sao nhiều nghiên cứu cho thấy các nhà lãnh
đạo loại này tạo rất ít ảnh hưởng.

Nhưng những ứng cử viên "không chọn lọc" thì chưa từng được xem xét bởi

hệ thống và không thể luôn đưa ra những quyết định kiểu "đồng thuận cao" —
thậm chí nhiều người còn không biết đó là gì nữa. Họ hành động khó lường, có
hoàn cảnh khác nhau, và thường không thể đoán trước. Thế mà họ vẫn mang đến
thay đổi và tạo sự khác biệt. Và thường là khác biệt tiêu cực. Bởi vì không tuân
theo luật lệ, họ thường phá hỏng chính thể mà mình đang dẫn dắt. Dù vậy, vẫn có
thiểu số những nhà lãnh đạo "không chọn lọc" mang tư tưởng cải tổ, giải phóng
tổ chức của họ khỏi niềm tin sai lầm và tính nhất quán ngu ngốc, đồng thời
chuyển hóa sang con đường tốt đẹp hơn. Đó là những nhà lãnh đạo mang lại ảnh
hưởng tích cực to lớn trong nghiên cứu.

Trong luận án tiến sĩ của mình, Mukunda ứng dụng lý thuyết này với mọi

đời tổng thống Mỹ, đánh giá từng người xem họ thuộc nhóm chọn lọc hay không
chọn lọc, cũng như liệu họ có phải là lãnh đạo vĩ đại hay không. Kết quả thật
đáng kinh ngạc. Lý thuyết của ông dự đoán được ảnh hưởng của tổng thống với
mức độ tin cậy thống kê cao chưa từng thấy: 99%.

Những nhà lãnh đạo chọn lọc không rung lắc con tàu, trong khi số kia chẳng

làm gì khác ngoài việc lắc lư. Thường thì họ phá nát bấy các thứ, nhưng đôi khi
họ cũng phá nát những thứ tệ hại như chế độ nô lệ, như Abraham Lincoln đã làm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.