không dẫn đến ảo tưởng. Thực ra, một nghiên cứu có tựa đề "Self-Compassion
and Reactions to Unpleasant Self-Relevant Events: The Implications of Treating
Oneself Kindly" đã thể hiện rằng những người mang tính cách này sẽ suy nghĩ
thông suốt hơn. Họ nhìn nhận bản thân và thế giới chính xác hơn, đồng thời cũng
không quá dằn vặt khi thất bại. Trong khi đó, những người tập trung vào tính tự
tôn thường cảm thấy cần phải lừa dối bản thân và phủi sạch các phản hồi tiêu cực
(nhưng hữu ích) để thấy thoải mái về chính mình. Họ mãi bám vào những lý
thuyết tự nghĩ ra thay vì nhìn ra thế giới thực. Điều này đưa đến tính kiêu căng và
ái kỷ. Khi kiểm tra số liệu, có một sự tương quan khá rõ giữa tự tôn và ái kỷ,
trong khi mối liên hệ giữa tự cảm thông và ái kỷ gần như bằng 0.
Điều gì xảy ra khi bạn cảm nhận tốt về bản thân và năng lực của mình mà
không hề thổi phồng cái tôi? Người ta sẽ thích bạn. Khoa học thần kinh chỉ ra
rằng sự tự cảm thông sẽ dẫn đến sự cảm thông với cả những người khác, chứ
không mất đi sự cảm thông như trong trường hợp tự tin thái quá. Dưới kết quả
chụp MRI, những người tự tha thứ cho bản thân có vùng sáng được kích hoạt
tương tự như khi chúng ta lo lắng cho người khác. Với những cặp đôi yêu nhau,
sự tự cảm thông là chỉ báo tốt hơn sự tự tôn trong việc dự đoán xem người đó có
phải là người bạn đời tốt hay không.
Như đã bàn trong chương này, sự tự tin chắc chắn khiến cho bạn hạnh phúc
hơn. Nhưng đoán xem? Tự cảm thông cũng làm được như thế, nhưng không đi
kèm với những mặt tiêu cực: "Nghiên cứu cho rằng tự cảm thông có mối liên
quan mạnh mẽ đối với trạng thái tâm lý khỏe mạnh, bao gồm sự gia tăng niềm
hạnh phúc, lạc quan, sự chủ động cá nhân và sự kết nối, đồng thời giảm thiểu
cảm giác lo lắng, trầm cảm, bệnh cầu toàn, và tình trạng cứ day dứt nghĩ đi nghĩ
lại chuyện buồn."
Khá là ấn tượng hả? Vậy tại sao tự cảm thông lại ngon lành, trong khi tự tôn
lại không? Bởi vì sự tự tôn luôn mang tính chất ảo tưởng hay mơ hồ, và cả hai
thứ này đều không mang đến chuyện tốt. Để luôn cảm thấy mình vô đối, ta cần
phải tách biệt bản thân khỏi thực tế, hoặc phải ở trên một guồng quay không
ngừng chứng tỏ bản thân. Sẽ đến lúc ta không còn đủ sức, dẫn đến lòng tự tôn bị
tổn thương. Đó là còn chưa kể đến việc liên tục khẳng định bản thân sẽ khiến ta
kiệt quệ và bất ổn. Tự cảm thông cho phép ta nhìn thấy sự thật và chấp nhận rằng
mình không hoàn hảo. Như nhà tâm lý học nổi tiếng Albert Ellis từng nói, "Tự
tôn là căn bệnh kinh điển nhất từng được biết đến ở con người, bởi vì nó là căn