CHÓ SỦA NHẦM CÂY - Trang 213

(Vậy điều này có nghĩa chuyện tôi đang viết những dòng này vào lúc 3 giờ 25
sáng là tốt phải không nhỉ?)

Nếu bạn muốn nghe chuyện mình có thể kiếm hàng triệu đô la và nổi tiếng

nhưng chỉ làm việc khi cảm thấy thích và không cần hy sinh gì cả, ờ thì, chắc bạn
nên đóng sách lại và đi xem mấy mẩu tin "không cần tiền vẫn mua được bất động
sản." Bạn đã chọn nhầm cái để đọc rồi.

Bạn vẫn đọc tiếp? Tốt. Frank Barron, một giáo sư có tiếng tại uc Santa Cruz,

từng nói, "Năng suất làm việc cực khủng là quy tắc chung chứ không phải ngoại
lệ ở nhóm những cá nhân có đóng góp giá trị." Thậm chí ông trùm tạo kiểu tóc
Vidal Sassoon có lần từng châm biếm, "Nơi duy nhất mà có kết quả rồi mới có
làm việc chính là trong từ điển." Vâng, để trở nên cực đỉnh, phải nỗ lực điên
cuồng một chút.

Dean Keith Simonton rút ra một điều: "Những cá nhân có năng suất cao

nhất, nhìn chung, sẽ tạo ra những thành tựu đáng giá nhất." Định luật Price chính
là ví dụ minh họa tuyệt vời nhất về tầm quan trọng của việc làm việc điên cuồng.
Chọn ra nhóm người đứng đầu trong một ngành. Để dễ tính toán, chúng ta sẽ giả
định đó là 100. Lấy căn bậc 2 của con số này, trong ví dụ của chúng ta kết quả sẽ
là 10. Định luật Price nói rằng 10 người này sẽ tạo ra 50% số thành tựu đáng chú
ý trong lĩnh vực đó. 10/100 người sẽ tạo ra phân nửa những thứ đáng lưu tâm. Và
Simonton còn ghi chú thêm rằng Định luật Price "đúng với gần như mọi mảng
chính trong nghệ thuật và khoa học."

Nhưng bạn không phải nhà thực vật học hay họa sĩ, đúng không? Chả sao

cả. Trong mọi ngành nghề bạn đang làm đều sẽ có một hiệu ứng tương tự: "10%
người đứng đầu tạo ra nhiều hơn 80% so với trung bình, và 700% trội hơn so với
nhóm 10% đứng cuối." Và điều đó đòi hỏi rất nhiều thời gian. Khi giáo sư John
Kotter ở Harvard nhìn vào những nhà quản lý hàng đầu trong rất nhiều ngành
nghề, ông nhận ra chuyện họ làm việc hơn 60 giờ/tuần cũng không phải là hiếm.
Còn giáo sư Jeffrey Pfeffer (người chúng ta đã gặp ở Chương 2) đã đề cập yếu tố
gì trước tiên trong các yếu tố tạo nên thành công trong doanh nghiệp? "Năng
lượng và sức bền." Bạn sẽ cần đến 2 thứ ấy.

Liệu bạn có thể đạt năng suất cao trong một lĩnh vực mà không cần bỏ ra

hàng đống thời gian? Ở mức độ nào đó, dĩ nhiên là có, nhưng giả định là tài năng
và hiệu suất bằng nhau, người nào dành nhiều thời gian hơn thường sẽ chiến
thắng. Và vấn đề thời gian dường như chính là yếu tố khác biệt nhất giữa trình độ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.