Giờ chúng ta hãy bàn đến hoa lan, bồ công anh, và những quái vật hy vọng.
(Tôi biết, tôi biết, bạn đã nghe qua mấy thứ này nhiều lần rồi, chẳng có gì mới cả.
Mà thôi, chiều tôi lần này nhé.)
Có một câu ngạn ngữ Thụy Điển cổ nói rằng hầu hết trẻ em đều là bồ công
anh trong khi chỉ có một ít là hoa lan. Bồ công anh rất kiên cường. Chúng không
phải loài hoa đẹp nhất, nhưng có thể lớn lên thậm chí không cần ai chăm sóc.
Không ai đi lòng vòng tính toán cách trồng bồ công anh cả. Không cần thiết.
Chúng sẽ ổn trong hầu hết hoàn cảnh. Hoa lan thì khác. Nếu bạn không chăm sóc,
hoa sẽ héo tàn rồi chết. Nhưng nếu được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ nở ra
những bông hoa đẹp ngoài sức tưởng tượng.
Nhưng ta không chỉ đang bàn về hoa, và cũng không phải chỉ nói về bọn trẻ.
Chúng ta thực sự đang học một bài học hiện đại về di truyền.
Báo đài thường nói một loại gene nào đó gây ra vấn đề này hay vấn đề kia.
Bản năng đầu tiên của chúng ta là phân loại một loại gene là "tốt" hay "xấu."
Gene này gây ra chứng nghiện rượu hay bạo lực. Chà hên thật, mình không có
loại gene này. Nó quả thật tệ hại. Các nhà tâm lý học gọi đó là "mô hình
diathesis-stress" (tạm dịch: mô hình tạng-áp lực). Nếu mang loại gene xấu này và
gặp phải vấn đề trong cuộc sống, bạn sẽ có khuynh hướng mắc phải những chứng
bệnh như trầm cảm hay lo lắng, vậy nên hãy cầu nguyện cho bản thân không
mang loại gene tệ hại có thể biến mình thành quái vật ấy. Nhưng có một vấn đề:
Quan điểm đó ngày càng có vẻ sai sai.
Những nghiên cứu gần đây về di truyền học đã đưa ra quan điểm trái ngược
với cách hiểu thông thường về mô hình gene xấu/gene tốt và chỉ ra một phạm trù
rất giống với khái niệm tố chất tăng cường. Các nhà tâm lý học gọi đó là "giả
thuyết khác biệt nhạy cảm"(differential susceptibility hypothesis). Một loại gene
mang đến điều xấu vẫn có thể mang đến những hệ quả tuyệt vời trong những tình
huống khác. Cùng một con dao dùng để đâm trọng thương ai đó cũng có thể được
dùng chuẩn bị thức ăn cho gia đình. Việc đánh giá con dao đó tốt hay xấu phụ
thuộc vào hoàn cảnh.1
1 [ND] Xin được giải thích sơ bộ về 2 mô hình này như sau: Giả sử gene A
là gene đặc biệt cần xét (ví dụ gene DRD4-7RY Mô hình tạng-áp lực (hay còn
gọi là mô hình rủi ro đôi — dual-risk) cho rằng, người mang gene A (rủi ro 1)
nếu gặp môi trường xấu (rủi ro 2) sẽ dễ gặp vấn đề về tâm lý hơn; nếu mang gene
A nhưng môi trường tốt, thì họ sẽ giống người thường. Ngược lại, mô hình khác