H. R. Giger, người đứng đằng sau các thiết kế độc lạ của sinh vật trong
chuỗi phim Alien, giải thích: "ở thị trấn Chur, Thụy Sỹ, từ 'nghệ sĩ' mang nghĩa
xấu, đồng nghĩa với việc kết hợp những kẻ nghiện rượu, đàng điếm, lang thang
và khờ khạo vào trong một."
Nhưng như các nhà toán học cũng biết, số trung bình cũng có thể là một con
SỐ dối lừa. Andrew Robinson, CEO của agency quảng cáo nổi tiếng BBDO, từng
nói, "Khi đầu của bạn ở trong tủ lạnh và phần chân đặt trên lò đốt, nhiệt độ trung
bình cơ thể tính ra cũng ổn. Tôi luôn rất đề phòng với kiểu trung bình như thế."
Như một quy luật chung, bất cứ thứ gì phù hợp với những hoàn cảnh độc
đáo thì sẽ gặp rắc rối ở vùng trung bình. Và những đặc tính "nhìn chung là tốt"
cũng có thể biến thành xấu ở cực điểm. Cái áo khoác vốn rất ổn trong suốt 8
tháng trong năm có thể là một lựa chọn tồi vào mùa đông chết người. Với cùng
cơ chế đó, khi đi kèm với những tố chất tăng cường, các đặc tính "đa phần tệ" sẽ
phát huy tác dụng trong một số hoàn cảnh cụ thể. Những chiếc xe Công thức 1
không thể chạy trên đường thành phố, nhưng sẽ phá kỷ lục ở mọi đường đua.
Đó chỉ là vấn đề thống kê căn bản. Khi ở vùng cực điểm, mức trung bình
không còn quan trọng; điều quan trọng là phương sai — những sai lệch so với
mức chuẩn. Trong hầu hết lĩnh vực, con người chúng ta đều cố lọc ra những phần
tệ nhất để tăng con số trung bình, nhưng bằng cách đó chúng ta cũng làm giảm
phương sai. Việc bỏ đi phần bên trái của đường cong hình chuông giúp cải thiện
mức trung bình. Thế nhưng, luôn có những đặc tính chúng ta nghĩ nằm bên trái
cũng lại đồng thời đang nằm bên phải.
Một ví dụ tuyệt vời về vấn đề này chính là mối liên kết thường bị tranh cãi
giữa sự sáng tạo và chứng tâm thần. Trong nghiên cứu của mình — "Nghịch lý
Kẻ điên-Thiên tài" (The Mad-Genius Paradox) — Dean Keith Simonton phát
hiện ra những người sáng tạo nhẹ có tâm trí khỏe mạnh hơn người bình thường
— nhưng người cực kỳ sáng tạo có tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cao hơn. Rất giống
với Thuyết Chọn lọc Lãnh đạo, để đạt được đỉnh cao thành công, ta phải đào sâu
vào những đặc tính mà thông thường toàn gây rắc rối.
Điều này cũng rất hay gặp ở nhiều loại rối loạn — và tài năng. Nghiên cứu
cho thấy những người mắc chứng rối loạn giảm chú ý (ADD) thường sáng tạo
hơn. Nhà tâm lý học Paul Pearson tìm thấy một mối liên kết giữa tính hài hước,
tâm lý bất ổn, và chứng thái nhân cách. Tính bốc đồng thường được xem như một