CHÓ SỦA NHẦM CÂY - Trang 74

nghiên cứu đang cố làm cho chúng nhận ra âm thanh sẽ luôn tạo ra dòng điện, và
nếu như chúng nhảy sang bên kia mỗi khi nghe, chúng đều có thể tránh được cơn
đau. Chuyện lẽ ra cũng dễ thôi. Chó thường nắm bắt mấy vụ này rất nhanh.

Nhưng các thanh niên chó lại không thèm di chuyển. Cả bọn cứ ngồi đó mà

rên. Âm thanh vang lên, dòng điện chạy qua, và chúng chả làm gì cả.

(Có những khoảnh khắc mấy nhà nghiên cứu đã gác tay lên trán nghĩ lại về

lựa chọn nghề nghiệp của mình.)

Thế rồi một ý tưởng chợt xuất hiện trong đầu Seligman. Ông nhận ra rằng

khi những âm thanh huấn luyện đầu tiên phát ra, các nhà nghiên cứu đã sai lầm
đâu đó và không tạo ra được sự kết nối rõ ràng giữa âm thanh và dòng điện. Dòng
điện có vẻ ngẫu nhiên đối với mấy chú chó, nên thay vì xem đó là một tín hiệu
cảnh báo kích thích hành động, mấy chú chó nghĩ rằng mình không có quyền
kiểm soát. Chúng vô vọng. Có thể mấy anh bạn chó này không thể suy nghĩ
khoảng 300-1.000 từ/phút như bạn và tôi, nhưng chúng cũng không phải ngu:
Dòng điện sẽ luôn xuất hiện dù cho có điều gì xảy ra. Vậy cố gắng làm chi?

Mấy chú chó đã học được cảm giác bất lực. Chúng đã trở nên bi quan.

Chúng đầu hàng. Dù chẳng có tiến triển gì với phản xạ có điều kiện của Pavlov
hôm đó, ý nghĩa của việc hiểu được lòng quyết tâm rất to lớn. Nhiều nghiên cứu
tương tự đã được tiến hành với con người, và họ cũng thường phản ứng y hệt
những chú chó kia.

Điều này hoàn toàn hợp lý. Nếu bạn bước ra thảm cỏ cố gắng bay như

Superman và lần nào cũng cắm mặt xuống bồn hoa, sẽ không tốn nhiều thời gian
để bạn sáng suốt nhận ra mình với cái anh siêu nhân kia không hề có điểm gì
chung, và quyết định thay vì tập bay, tốt nhất là nên lái xe đến tiệm tạp hóa thì
hơn. Mình không thể làm được.

Điều thú vị nằm ở chỗ, trong các nghiên cứu tương tự áp dụng với con

người, có 1/3 số người tham gia không chấp nhận buông xuôi. Họ cứ cố tìm hiểu
lý do tại sao dòng điện xuất hiện và bản thân mình có thể làm gì. Họ nghĩ mỗi
thất bại chỉ là tình huống bất thường và không ngừng cố gắng. Và rất dễ hiểu khi
những người như thế này sẽ có 1 trong 2 kết cục sau đây: (1) hoàn toàn ảo tưởng,
hoặc (2) thành công hơn rất nhiều so với bạn hoặc tôi.

Mọi chuyện hoàn toàn phụ thuộc vào cách chúng ta tự nói với bản thân

mình. Một vài người sẽ nói "Mình không phù hợp với thứ này," hay "Mình không
bao giờ giỏi mấy thứ này." Những người khác lại nói "Mình chỉ cần cố gắng làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.