CHÓ SỦA NHẦM CÂY - Trang 80

khi mất đi 1 đô la. Nhưng đó lại không phải là cách tâm trí chúng ta hoạt động.
Việc mất đi 1 đô la làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu hơn nhiều so với cảm
giác vui vẻ khi kiếm được 1 đô la. Điều đó cũng có lý; mất mát quá nhiều có thể
dẫn đến cái chết, nhưng kiếm được nhiều thì... ờ, thì cũng tốt thôi, nhưng rồi ta sẽ
dần rơi vào tình trạng lợi ích biên giảm dần. Có thể thấy quá trình tiến hóa đã
định hình cho chúng ta cảm thấy sợ mất mát hơn là thích có thêm gì đó.

Điều hài hước là khi Dan Ariely — giáo sư tại Đại học Duke, người được

truyền cảm hứng từ Kahneman — tiến hành giảng về thiên kiến này, ông nhận
được cùng một câu phản hồi: "Vâng, tôi biết rất nhiều người bị như thế — nhưng
tôi thì không." Ồ, thật trớ trêu thay! Thiên kiến nhận thức thậm chí còn ngăn cản
chúng ta nhận ra nó. Thế là Ariely tiến hành thay đổi bài giảng của mình một
chút. Trước khi nói bất kỳ điều gì về các thiên kiến, ông sẽ cho mọi người nhìn
qua ảo ảnh thị giác. Chắc bạn đã biết qua ví dụ này: 2 đường thẳng trông như
khác biệt chiều dài nhưng khi tiến hành đo đạc, chúng bằng nhau. Ông cần mọi
người tham gia không những để lắng nghe mà còn trải nghiệm sự thật rằng họ
không thể lúc nào cũng tin tưởng não bộ của chính mình. Sau khi Ariely cho mọi
người thấy khả năng sai lầm của mình, họ cởi mở hơn trong việc chấp nhận thiên
kiến đó cũng có thể ảnh hưởng lên chính họ.

Não bộ của chúng ta được cấu tạo để lý giải sự việc. Ý nghĩa chính là một

phần trong hệ thống vận hành của chúng ta. Chúng ta cần phải nghĩ thế giới này
hợp lý và mình đang nắm quyền kiểm soát. Não bộ đơn giản là không thích sự
ngẫu nhiên.

Vậy ý nghĩa là gì? Đối với tâm trí con người, ý nghĩa xuất hiện dưới hình

thái những câu chuyện mà chúng ta kể với bản thân về thế giới xung quanh. Và
đó cũng chính là lý do tại sao rất nhiều người tin vào số phận hay thường nói
rằng mọi sự "vốn sẽ như thế." Việc có một câu chuyện về ý nghĩa cuộc sống giúp
cho chúng ta chịu đựng được những thời khắc khó khăn. Không chỉ bản chất tự
nhiên chúng ta nhìn thế giới theo cách đó, mà thật sự chúng ta còn không thể
không kể chuyện. Nếu tôi hỏi bạn ngày hôm nay thế nào, hay bạn đã gặp gỡ bạn
đời ra sao, bạn sẽ nói gì với tôi? Một câu chuyện. Tóm lược lý lịch xuất thân của
bạn? Một câu chuyện. Bạn thậm chí còn kể chuyện khi bản thân đang ngủ qua
những giấc mơ. Và nghiên cứu cũng cho thấy bạn có khoảng 2.000 mộng tưởng
mỗi ngày, trong đó bạn tự kể với bản thân những câu chuyện nhỏ về thứ này hay
thứ khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.