những lời nói hận thù cao độ được phát ra chống lại những người da
trắng thực tế đã trở thành một hành động: hành động giành lại cảm
giác về sự dũng mãnh và nhân phẩm thông qua thách thức bằng lời
nói.
Như vậy, lối ứng xử của Stokely Carmichael là cực kỳ tiêu biểu.
Trước hết, anh ta bước vào một cửa hàng, đuổi hết người da trắng ra
và khóa cửa lại. Rồi anh ta mời bọn trẻ trả về nhà để “tìm vũ khí” mà,
đến chín trong mười trường hợp, chúng không có, như vậy cũng tức là
anh ta giải tỏa đường phố. Khi một trong số bọn trẻ đột ngột rút khẩu
súng ngắn ra, anh ta nói với cậu nhóc: “Không, tôi không muốn dù chỉ
một giọt máu da đen đổ xuống...”, điều đó, dưới cái cớ cứu sống
những mạng người da đen, kỳ thực là ngăn một cuộc tắm máu.
Và có một cuộc lạm phát lời nói không thể tưởng trong thời nay
tràn lan khắp địa cầu và như muốn báo hiệu sự khánh kiệt hoàn toàn từ
vựng, mà có lẽ tiếp sau đó là sự trở lại với tính xác thực ngày nay đã
mất đi trong mối quan hệ giữa từ ngữ và sự thật. Cuộc chạy đua leo
thang trong ngành quảng cáo thương mại và tuyên truyền chính trị đã
phá vỡ hết mọi quan hệ về hiện thực và giá trị thực giữa sản phẩm do
thị trường ném ra, dù đó là chất khử mùi cơ thể hay là hệ tư tưởng, với
một cái xác thực nào đó. Đáp lại thứ thuốc đánh răng có thể “cứu”
được răng của phương Tây, là “Beethoven là một kẻ thù của nhân dân”
của nước Trung Hoa đỏ, và than ôi, ngay chính giáo hoàng Paul VI
cũng không chịu tụt hậu: chẳng phải là ngài vừa mới tuyên bố rằng
cuộc nổi dậy chống lại tình trạng độc thân của các cha cố Hà Lan là
một “vụ đóng đinh câu rút Giáo hội” đó sao?
Ai có thể nói hơn thế nữa?
Có cần nhắc giáo hoàng nhớ lại thế nào là đóng đinh câu rút?
Cần phải đặt “lời kêu gọi giết người” của các lãnh tụ của chính
quyền da đen chính trong trạng thái loạn xạ mê hoảng ngôn từ, trong
tình trạng lạm phát lời nói với cuộc leo thang tìm kiếm cấp so sánh
cao nhất ngày càng không có nội dung thực ấy.