CHÓ TRẮNG - Trang 125

“chủng tộc” của kẻ tội phạm. Khi một vài tờ báo phản động phá vỡ
luật ấy và nói rõ màu da của một tên sát nhân, những người lãnh đạo
da đen cực lực phản đối. Người ta coi đó là khuyến khích phân biệt
chủng tộc.

Vậy mà bây giờ tình thế đã đổi ngược. Nhóm đấu tranh muốn thu

nạp những kẻ tội phạm và tích lũy hành vi của họ làm vốn nhằm mục
đích chính trị, cũng giống y như cánh vô chính phủ hồi thế kỷ 19 tìm
thấy trong mọi tội ác một biểu hiện của bạo loạn xã hội. Mọi vụ cướp
đều được mang danh là “khủng bố”. Mỗi người da đen cưỡng hiếp
một người đàn bà da trắng là trả thù về mặt tư tưởng. Ngay cả chính
Cleaver

*

cũng tuyên bố: đã cưỡng hiếp một phụ nữ da trắng “một

cách có hệ tư tưởng” và giải thích điều đó trong quyển sách của anh ta.
Vả chăng, xu hướng tâm lý hiện nay là gán cho mọi tội ác một nội
dung xã hội. Mọi cuộc giết chóc đều trở thành cuộc chiến tranh thần
thánh, không có những tên vô lại, chỉ có anh hùng. Ý tưởng hay đấy,
song lại có chỗ bất tiện: đối với công chúng Mỹ, dù là trắng hay đen,
mọi kẻ khủng bố chính trị, dù anh ta da trắng hay da đen, như vậy đều
trở thành tên tội phạm hình sự.

Nói cách khác, bởi vì người ta muốn biến những tên tội phạm

hình sự thành anh hùng, cho nên vô cùng dễ dàng coi những người anh
hùng chân chính hiếm hoi như là những tên tội phạm hình sự.

Tôi nói nhanh với Stas, bằng tiếng Ba Lan:
- Cái gã của anh, hắn mê sảng rồi.
Vị hiệp sĩ tội nghiệp của những ngày mai xán lạn của tôi thì thào

trong chòm râu vàng hoe rủ xuống như đuôi chó vàng của anh:

- Cậu ta đang có chuyện buồn phiền mà.
Tôi nhìn cậu thanh niên khốn khổ mà không nghe cậu ta nói, nhờ

thế lại càng trông rõ cậu ta hơn. Đôi bàn tay cậu ta run rẩy. Cậu ta mồ
hôi mồ kê ròng ròng và ngược với điều tôi tưởng, không phải vì uống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.