búng nhẹ lấy ra một điếu. Anh ta đặt điếu thuốc vào giữa hai hàm
răng.
- Bà xem, có thay đổi đấy, anh ta bảo. Bấy giờ, chúng nó sợ.
Vâng. Tôi không bịa gì cả đâu. Jean tin chắc đã nghe thấy câu đó.
Bây giờ chúng nó sợ. Nếu cái câu gần như điên rồ trong sự khái quát
và buộc lụy của nó ấy chưa đủ để soi sáng cho các anh về những gì mà
các thế kỷ đã dồn nén trong tâm hồn người da đen, vậy thì không phải
các anh đã coi thường những người da đen đâu: các anh đã coi thường
những tâm hồn con người.
Những con chó cảnh sát như Batka được bọn người chuyên
nghiệp gọi là “chó tấn công”. Hầu như bao giờ cũng vậy, chúng có sau
lưng cả một dòng họ dài, nhiều thế hệ chó được huấn luyện đặc biệt để
tấn công. Công việc huấn luyện do đó trở nên dễ dàng do một sự lại
giống đã biến thành bản năng thật sự. Bây giờ con chó này đang phải
đấu tranh chống lại cái sự lại giống đó, chống lại bản năng của chính
nó...
Chó Trắng giữ thế tự vệ. Nỗi căm thù vẫn ở đó nhưng cái sợ ngăn
nó tấn công. Thi thoảng nó nhích tới vài xăng ti mét, nhảy từng bước
nhỏ, gần như tại chỗ theo nhịp sủa nhưng rồi liền lùi lại. Lông nó dựng
lên, tai cụp xuống, và trong tiếng sủa của nó bây giờ có âm vang của
một thứ lưỡng phân tâm lý thật sự, ở đó có thể nhận ra nỗi tuyệt vọng
của con chó trung thành tự thấy có tội về sự phản nghịch của mình...
Chó Trắng biết nó đang phản bội những người thân của nó...
Keys đốt một điếu thuốc.
Về sau Jean đã bảo tôi rằng trong tất cả những chuyện ấy có một
cái gì đó đê tiện. “Trước hết là cái cười của Keys: đó là một cái cười
đắc thắng. Dẫu sao cũng còn những chiến thắng khác, và chiến thắng
này cũng chẳng đẹp đẽ hơn bất cứ chiến thắng nào đạt được bằng
khủng bố... Bởi vì câu hỏi đầu tiên nảy ra trong đầu em là: làm thế nào
anh ta lại đạt điều đó? Bằng cách tra tấn? Điều đau lòng hơn cả, là
thấy con chó ấy hoảng hốt và ngơ ngác, cưỡng lại những phản xạ của