đợi mà ngược lại, còn khiến cho tôi vướng bao lo âu và thậm chí bao
vấn đề đau đầu. Một chiếc xe lừa lọc hay một chiếc xe tôi bị lừa bởi
chính người mà tôi từng tin là bạn.
Mỗi khi nó bị hỏng hóc cái gì đó, dù lành thôi, tôi cũng lo lắng tự
hỏi không biết có thể nhờ ai sửa và ở đâu bây giờ.
“Cẩn thận đấy,” một trong những người thợ máy sửa phanh cho tôi
bảo nhỏ với tôi, “cẩn thận đấy!”
Tôi quyết bán nó, nhiều nhất là một năm sau ngày mẹ tôi qua đời,
vào lúc cha tôi khăng khăng đòi lấy vợ mới. Ông nói không thể sống
một mình thêm được nữa, nhất là khi mà em gái tôi cũng phải lấy
chồng và chuyển sang nhà chồng vài tuần sau đó.
Ông sáu mươi lăm tuổi, ông giải thích, trong đó có bốn mươi lăm
năm ở cùng mẹ tôi, và giờ đây ông thật là khó sống một mình.
Đám cưới của em gái tôi, việc nó sắp rời khỏi nhà đến ở với chồng
nó, đã thúc cha tôi hối hả mọi việc.
Tôi là người đầu tiên được ông thổ lộ về nỗi cô đơn của mình. Tôi
tin rằng ông không nhìn thấy lối thoát nào nữa ngoài sự ô danh mà nỗi
tuyệt vọng, nói cách khác là tự tử, có thể dẫn đến. Dù sao thì khi đặt
mình vào vị trí của ông, tôi cũng chẳng tìm thấy giải pháp khác. Đau
đầu trước viễn cảnh như thế, tôi trút vào ông đủ kiểu chăm sóc, tôi lo
lắng cho ông từ những nhu cầu nhỏ nhất cho tới khi chính tôi nhận ra
rằng các vấn đề của ông đều là do ông thiếu đàn bà và muốn giải quyết
được thì chỉ có mỗi cách là cưới vợ. Mới đầu tôi nghĩ đây chỉ là
chuyện xa vời, thế nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng cha tôi có
quan hệ với một phụ nữ khoảng ba mươi tuổi và hai người đã đồng ý
lấy nhau ngay khi em gái tôi rời khỏi nhà, có nghĩa là rất nhanh thôi.
Cha tôi cô đơn vì bản thân tôi cũng đi ở chỗ khác. Suýt nữa thì ông
có thể đổ trách nhiệm cho tôi là đã đẩy ông vào hoàn cảnh này, và do
đó đã khiến ông phải có kế hoạch lấy vợ, nhưng lúc đó tôi đâu còn
sống trong căn hộ gia đình, vì tôi đã ra ở riêng ngay sau cái chết của
mẹ tôi, chính xác là vào thời điểm tôi tìm mua xe cùng Rafic và cậu ta