không nói gì.
Chuyến đi là sự ngớ ngẩn vô nghĩa của cả hai phía. Amelia dò xét Alex,
tìm ở anh dấu vết của kẻ giết người, hay chí ít là dấu hoa huệ ô nhục bất
thần hiện ra trên lông mày anh.
“Em đã đi những đâu?” Cuối cùng anh nói, trong sự tuyệt vọng, suýt
nữa thì thêm: “Và tại sao em không gửi bưu ảnh cho anh?” Song anh đã kíp
cắn vào lưỡi mình.
“À, phần lớn châu Âu,” Amelia đáp.“Bọn em - Francis Hopkins có qua
đó vài tuần - bọn em đã làm một cuộc hành hương ở Pháp, tất nhiên là ở
Paris, sau đó em đã tới rất nhiều nhà thờ ở Ý. Đến lúc ấy thì Francis phải
quay về, và em đi cùng với Nancy Patton, anh còn nhớ Nancy không, cô ấy
đã cưới Charlie Lyons hồi trước chiến tranh. Em và Nancy tới Tây Ban Nha
một thời gian, xem vài trận đấu bò, Prado và vài buổi Flamenco. Nancy biết
một người nuôi bò và bọn em đã có một kỳ nghỉ cuối tuần thú vị ở trại nuôi
bò.”
“Thích thật,” Alex lịch sự nói và ngọ ngoạy trên ghế, may làm sao là
chúng ta không quen cùng một người nuôi bò. “Em đã sang phương Đông
như thế nào?”
“Nancy biết một số người ở Beirut, vì thế bọn em đã đến đó và quyết
định từ đó đi sang phương Đông. Nước Nhật khá là buồn, em nghĩ thế. Có
lẽ chỗ ấy tốt cho nam giới - phụ nữ thì cũng xinh và ngoan ngoãn - nhưng
đàn ông Nhật thì thật đáng ghét. Thậm chí trông họ người ta không nghĩ là
họ thuộc cùng một chủng tộc với những người phụ nữ, họ râu ria và thô lỗ
kinh khủng mặc dù người ta đã nghe nhiều về tính lịch sự của người Nhật.”
“Rồi từ đó em đi Hồng Kông?”
“Vâng. Em thích Hồng Kông. Đó là nơi mua hàng tốt nhất thế giới. Mọi
thứ đều rẻ kinh khủng. Em sợ là em đã tiêu mất kha khá tiền ở Hồng
Kông.” Amelia nhìn anh vẻ thách thức.
“Tốt thôi,” Alex nói rồ dại. “Làm thế nào em tìm ra thức ăn?”
“Thức ăn ở Pháp thì quá phong phú, chẳng có gì ngoài sốt và Guide
Michelin. Ở Ý thì quá béo, toàn là pasta và pasta. Ở Tây Ban Nha thì thật
kinh khủng, cả em và Nancy đều đi té re, chắc là vì đồ biển. Em cứ nghe