ra hai nhân vật ấy. Hai nhân vật ấy là tài sản chung của cả thế kỷ XVIII.
Người ta đã gặp họ trong quyển "Bàn về sự bất bình đẳng" của Rousseau
năm 1754[31], trong đó - nhân tiện xin nói thêm - bằng phương pháp định
đề, hai người ấy đã chứng minh đều ngược lại với những lời khẳng định
của ông Đuy-rinh. Họ cũng đóng một vai trò chủ yếu ở những nhà kinh tế
chính trị học từ Adam Smith cho đến Ricardo ; nhưng ở đây, ít ra họ cũng
không bình đẳng với nhau ở chỗ là mỗi người trong bọn họ đều làm những
việc khác nhau - thường thì đó là người đi săn và người đánh cá - và trao
đổi sản phẩm lẫn cho nhau. Ngoài ra, trong suốt thế kỷ XVIII, họ chỉ chủ
yếu được dùng làm ví dụ để giải thích thôi, còn chỗ độc đáo của ông Đuy-
rinh chỉ là ở chỗ đã nâng phương pháp minh hoạ ấy lên thành phương pháp
cơ bản của mọi khoa học xã hội và lên ngang với tất cả mọi kết cấu lịch sử.
Dĩ nhiên, người ta không thể đơn giản hoá "quan niệm khoa học chặt chẽ
về sự vật và về con người" hơn thế được.
Để tạo ra cái định đề cơ bản cho rằng hai người và ý chí của họ là hoàn
toàn bình đẳng với nhau và không một người nào trong hai người đó lại có
thể chỉ huy người kia ; thì chúng ta hoàn toàn khổng thể dùng bất kỳ hai
người đàn ông nào. Đó phải là hai người hoàn toàn thoát ly mọi hiện thực,
thoát ly tất cả mọi quan hệ dân tộc, kinh tế, chính trị và tôn giáo tồn tại trên
trái đất, thoát ly mọi đặc tính giới tính và cá nhân, đến mức là từ hai ngời
ấy chỉ còn lại có khái niệm thuần tuý là : người, và chỉ lúc ấy họ mới thật
sự "hoàn toàn bình đẳng". Do đó, đó là hai con ma thực sự mà chính ông
Đuy-rinh, một người ở đâu cũng đánh hơi thấy và tố giác những xu hướng
"duy linh", đã triệu lên. Đương nhiên là hai con ma này buộc phải làm tất
cả mọi cái mà người triệu chúng lên đòi chúng phải làm, và chính vì thế mà
tất cả những trò ảo thuật của chúng đều tuyệt đối không có quan trọng gì
với thế giới còn lại.
Nhưng chúng ta hãy theo dõi phép định đề của ông Đuy-rinh xa hơn một
chút nữa. Cả hai ý chí đều không thể đưa ra một đòi hỏi nào tích cực đổi
với nhau. Tuy vậy, nếu một bên vẫn làm điều đó và đạt được mục đích của
mình bằng bạo lực thì lúc đó xảy ra tình trạng bất công ; và chính dựa trên
sơ đồ cơ bản ấy mà ông Đuy-rinh giải thích sự bất công, bạo lực, ách nô