CHỐNG DUHRING - Trang 118

dịch, nói tóm lại là toàn bộ lịch sử đáng lên án từ trước tới nay. Trong khi
đó, ngay Rouseau, trong tác phẩm nói trên, bằng hai người và cũng bằng
phép định đề, cũng đã chứng minh điều ngược lại, cụ thể là trong hai người
thì A không thể nô dịch B bằng bạo lực được mà chỉ bằng cách đặt B lâm
vào một tình trạng không thể không cần đến A ; điều này, đối với ông Đuy-
rinh, quả thật là một quan niệm quá duy vật chủ nghĩa. Vậy chúng ta hãy
xem xét vấn đề này theo cách hơi khác một chút. Hai người bị đắm tàu rơi
vào một hòn đảo không có người ở và hợp thành một xã hội. ý chí của hai
người này, về mặt hình thức, là hoàn toàn bình đẳng và cả hai đều công
nhận như vậy. Nhưng về mặt vật chất lại có một sự bất bình đẳng lớn. A thì
quả quyết và cương nghị, B thì do dự, biếng lười và mềm yếu ; A thì tinh
khôn, B thì đần độn. Phải bao nhiêu lâu thì A mới có thể bắt được B phải
tuân theo ý chí của mình một cách thuyết phục và sau đó là do thói quen,
nhưng bao giờ cũng dưới hình thức tự nguyện ? Dù cho hình thức tự
nguyện được tuân thủ, hay bị chà đạp, thì nô dịch đã diễn ra trong suốt thời
trung cổ, ở Đức thì tồn tại mãi cho tới sau Chiến tranh ba mươi năm. Ở
Phổ, sau những cuộc bại trận năm 1806 và 1807, khi người ta bãi bỏ chế độ
nông nô và cùng với nó là nghĩa vụ của các ông chúa phong kiến giàu lòng
từ bi phải chăm lo đến thuộc hạ của mình trong lúc cùng khổ, bệnh tật, già
nua, thì nông dân đã đệ đơn thỉnh nguyện lên nhà vua, xin để họ lại trong
cảnh nô dịch, vì không thế thì lấy ai giúp đỡ trong lúc cùng khốn ? Do đó
cái sơ đồ hai người là "có thể ứng dụng" cho sự bất bình đẳng và sự tương
trợ ; và vì chúng ta buộc phải thừa nhận hai người ấy - vì sự cái hoạ bị diệt
vong - là những chủ gia đình, cho nên chế độ nô dịch tập quyền cũng đã
được dự kiến ngay từ đầu trong sơ đồ ấy rồi.
Nhưng chúng ta hãy tạm gác chuyện đó lại. Cứ cho rằng phương pháp định
đề của ông Đuy-rinh đã thuyết phục được chúng ta và chúng ta hết sức hân
hoan về cái quyền bình đẳng hoàn toàn giữa hai ý chí, về cái "chủ quyền
của con người nói chung", về "chủ quyền của cá nhân", - những người
khổng lồ thật sự tuyệt vời ấy của ngôn ngữ, so với chúng thì "Người duy
nhất" của Stirner với sở hữu của nó cũng chỉ là một chú lùn cẩu thả mặc
dầu là chú này cũng đã góp cái phần nhỏ mọn của mình vào trong những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.