người có tính người có thể chống lại con người có thú tính đến mức nào,
con người có tính người ấy có thể sử dụng sự nghi ngờ, mưu chước chiến
tranh, những thủ đoạn nghiêm khắc, thậm chí cả thủ đoạn khủng bố hoặc
lừa bịp đến mức nào để chống lại con người thú tính mà vẫn không vi phạm
một chút nào đến đạo đức bất biến cả.
Như vậy là khi hai người "không ngang nhau về mặt đạo đức" thì sự bình
đẳng không còn nữa. Nhưng trong trường hợp có thì không đáng công với
hai người hoàn toàn bình đẳng với nhau lên diễn đài nữa, bởi vì không có
hai người nào mà lại hoàn toàn bình đẳng với nhau về mặt đạo đức cả.
Nhưng - người ta nói với chúng ta - sự bất bình đẳng là ở chỗ một người có
tính người, còn người kia thì lại mang một phần thú tính. Nhưng bản thân
cái sự kiện là con người xuất thân từ loài thú vật, cũng đã quyết định việc
con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của
thú vật, thành thử bao giờ cũng chỉ có thể nói đến việc những đặc tính ấy có
nhiều hay ít, đến sự chênh lệch về mức độ thú tính và tính người mà thôi.
Sự phân chia loài người ra làm hai nhóm tách biệt nhau một cách rõ ràng,
người có tính người và người thú tính, người thiện và người ác, cừu và dê,
thì ngoài triết học hiện thực ra, chỉ thấy có trong Đạo cơ đốc là đạo cũng có
một cách hoàn toàn triệt để vị thẩm phán tối cao của nó ở thiên giới để tạo
ra sự phân biệt đó. Còn trong triết học hiện thực thì ai sẽ là người thẩm
phán tối cao ? Tình hình chắc phải diễn ra giống như trong thực tiễn của
Đạo cơ đốc, nghĩa là những con chiên ngoan đạo tự mình đảm nhận - và
không phải là không có kết quả - vai trò của người thẩm phán tối cao để xét
xử đồng loại của mình, những con dê vô đạo. Về mặt này, giáo phái các nhà
triết học hiện thực, nếu như nay mai giáo phái đó được thành lập, chắc chắn
sẽ chẳng thua kém gì những con chiên hiền lành kia. Vả lại điều đó cũng
không quan trọng đối với chúng ta ; điều mà chúng ta quan tâm là lời thú
nhận rằng do sự bất bình đẳng về mặt đạo đức giữa người với người mà sự
bình đẳng lại trở thành con số không. Bước lùi số 2.
Chúng ta lại đọc tiếp :
"Nếu người này hành động theo chân lý và khoa học, còn người kia lại
hành động theo mê tín hay thành kiến nào đó thì... theo lệ thường phải xảy