phục là tất yếu để thực hiện sự cân bằng. Như vậy, giờ đây sự bình đẳng lại
biến thành... sự cân bằng bằng bạo lực, và ý chí thứ hai được ý chí thứ nhất
thừa nhận là bình đẳng bằng cách bắt nó phải khuất phục. Bước lùi số 3,
bước lùi này ở đây là chuyển thành một sự chạy chốn nhục nhã.
Nhân tiện xin nói thêm : Câu nói cho rằng ý chí của người khác được thừa
nhận là bình đẳng chính là thông qua sự cân bằng bằng bạo lực, chỉ là một
sự xuyên tạc học thuyết của Hegel, học thuyết cho rằng hình phạt là quyền
của tội nhân :
"Coi hình phạt đã bao hàm quyền của bản thân tội nhân là tôn trọng tội
nhân như một sinh vật có lý tính" ("Triết học pháp quyền" Đ chương 100,
chú thích).
Chúng ta có thể dừng lại ở đây. Không cần phải phí công đi theo ông Đuy-
rinh xa hơn nữa để xem ông ta phá huỷ từng mảnh cái thuyết bình đẳng do
ông ta dựng lên bằng phương pháp định đề và cái chủ quyền con người nói
chung của ông ta v.v... ; để xem ông ta tạo ra xã hội chỉ với hai con người,
nhưng lại cần đến một người thứ ba để tạo ra nhà nước như thế nào, bởi vì -
nói một cách tóm tắt - nếu không có người thứ ba này thì không thể có một
nghị quyết nào theo đa số, và không có một nghị quyết như thế, tức là
không có việc đa số thống trị thiểu số, thì cũng không thể có một Nhà nước
nào cả; và để coi ông ta sau đó dần dần đi vào một luồng lạch yên tĩnh hơn
như thế nào để lập nên cái Nhà nước xã hội tương lai của ông ta, ở đó
chúng ta sẽ có ngày được vinh dự tới thăm ông. Chúng ta đã thấy một cách
đầy đủ rằng sự bình đẳng hoàn toàn giữa ai ý chí chỉ có chừng nào mà hai ý
chí ấy không mong muốn gì cả ; rằng một khi hai ý chí đó không còn là
những ý chí của con người với tư cách là như vậy nữa, mà biến thành
những ý chí cá nhân hiện thực, thành ý chí của hai con người hiện thực thì
sự bình đẳng cũng không còn nữa ; rằng một bên là tuổi thơ ấu, sự điên rồ,
cái gọi là thú tính, cái gọi là mê tín, cái gán cho là thành kiến, cái giả định
là bất lực, và bên kia là nhân tính tưởng tượng, là sự hiểu biết chân lý và về
khoa học, - tóm lại là mọi sự khác nhau về chất giữa hai ý chí và giữa hai
trí tuệ cùng đi theo những ý chí đó, đều biện hộ cho một sự bất bình đẳng
có thể đi tới sự bắt phải khuất phục; sau khi ông Đuy-rinh phá huỷ một