tính chất thủ công nghiệp và sự trao đổi sản phẩm trong lòng xã hội phong
kiến, lên một trình độ phát triển tương đối cao, khi mà vào cuối thế kỷ XV,
những phát kiến lớn về hàng hải mở ra cho nó một trường hoạt động mới
và rộng lớn hơn. Thương nghiệp với các nước ở ngoài Châu âu, - cho tới
lúc đó mới chỉ được tiến hành giữa Ý và vùng Cận đông, - nay mở rộng ra
tới Châu Mỹ và tới ấn Độ và chẳng bao lâu thì về tầm quan trọng nó đã
vượt quá sự trao đổi trong nội bộ mỗi nước riêng rẽ. Vàng và bạc của Châu
Mỹ tràn ngập châu âu và thâm nhập như một nhân tố làm tan rã vào tất cả
các lỗ hỏng, các kẽ nứt, các lỗ chân lông của xã hội phong kiến. Ngành sản
xuất thủ công không còn thoả mãn lượng cầu ngày càng tăng được nữa ;
trong các ngành công nghiệp chủ đạo của những nước tiên tiến nhất, ngành
sản xuất thủ công được thay thế bằng công trường thủ công.
Nhưng bước ngoặt mạnh mẽ đó trong những điều kiện kinh tế của đời sống
xã hội hoàn toàn không có kèm theo ngay lập tức một sự thay đổi tương
đương trong kết cấu chính trị của xã hội. Chế độ Nhà nước vẫn là phong
kiến, còn xã hội thì ngày càng trở thành tư sản. Thương nghiệp đại quy mô,
do đó, đặc biệt là thương nghiệp quốc tế - và thương nghiệp thế giới thì lại
càng như thế - đòi hỏi phải có những người sở hữu tự do về hàng hoá,
không bị hạn chế trong những hoạt động của mình, có quyền bình đẳng với
nhau với tư cách là người như vậy, trao đổi với nhau trên cơ sở một quyền
bình đẳng đối với tất cả bọn họ, ít nhất là trong phạm vi từng địa phương
riêng rẽ. Bước chuyển từ công nghiệp sang thủ công sang công trường thủ
công đòi hỏi phải có một số công nhân tự do - một mặt là tự do đối với
những ràng buộc của phường hội, mặt khác là tự do đối với những tư liệu
để tự mình sử dụng sức lao động của mình, - tức là những người có thể ký
giao kèo với chủ xưởng để cho thuê sức lao động của mình, do đó là những
người đứng đối diện một cách bình đẳng với chủ xưởng với tư cách là một
bên ký giao kèo. Và cuối cùng, sự bình đẳng và giá trị ngang nhau của tất
mọi lao động của con người - bởi vì và trong chừng mực chúng ta lao động
của con người nói chung - có được biểu hiện không tự giác nhưng hết sức
mạnh mẽ của nó trong quy luật giá trị của nền kinh tế tư sản hiện đại, theo
quy luật này thì giá trị của một hàng hoá phải được đo bằng số lượng lao