tách rời với số phận của chính ngay sự bình đẳng tư sản. Trong cả hai
trường hợp, nội dung thực sự của yêu sách bình đẳng vô sản là yêu cầu xoá
bỏ các giai cấp. Mọi yêu sách bình đẳng vượt ra ngoài phạm vi đó, nhất
định sẽ dẫn tới một điều vô lý. Chúng ta đã đưa ra nhiều ví dụ về điều ấy,
và chúng ta sẽ còn thấy khá nhiều ví dụ như vậy nữa khi chúng ta nói đến
những ảo tưởng của ông Đuy-rinh về tương lai.
Như vậy, quan niệm về bình đẳng, dưới hình thức tư sản cũng như dưới
hình thức vô sản, bản thân là một sản phẩm lịch sử, mà muốn hình thành thì
cần phải có những điều kiện lịch sử nhất định, bản thân những điều kiện
này lại giả định phải có một lịch sử lâu dài trước đó. Cho nên quan niệm về
bình đẳng là cái gì cũng được, những quyết định không phải là một chân lý
vĩnh cửu. Và nếu như ngày nay, theo nghĩa này hay nghĩa khác, nó trở
thành một điều dĩ nhiên đối với quảng đại công chúng, nếu nó, như Mác đã
nói, "đã có được tính chất vững chắc của một thiên kiến của nhân dân"[32]
thì nó không phải là kết quả của tính chân lý có tính chất định đề của nó,
mà là kết quả của việc những tư tưởng của thế kỷ XVIII được truyền bá
rộng khắp và vẫn còn giữ ý nghĩa của chúng cho đến tận ngày nay. Vậy,
nếu ông Đuy-rinh có thể để thẳng cho hai nhân vật nổi tiếng của ông ta hoạt
động trên cơ sở bình đẳng, thì đó là vì điều ấy là hoàn toàn tự nhiên xét
theo thiên kiến của nhân dân. Và thật vậy, ông Đuy-rinh gọi triết học của
mình là triết học tự nhiên, vì nó chỉ xuất phát từ những quan niệm có vẻ
hoàn toàn tự nhiên đối với ông ta. Nhưng tại sao những quan niệm ấy lại có
vẻ tự nhiên đối với ông ta, đó là câu hỏi mà đương nhiên ông ta không đặt
ra.