viên chức hành chính" nữa, người ta cũng chỉ nghe thấy một lời oán thán
đặc thù của Phổ mà thôi; và ngay cả cái chủ nghĩa bài Do-thái quá đáng đến
mức lố bịch mà ông Đuy-rinh luôn luôn trưng ra, cũng là một đặc tính nếu
không phải chỉ riêng của Phổ thì cũng là của những vùng phía đông sông
Elbe. Cũng nhà triết học hiện thực ấy, nhìn tất cả mọi thành kiến và mê tín
từ trên xuống bằng một con mắt khinh mạn, bản thân lại chìm sâu trong
những ý nghĩ kỳ quặc của cá nhân mình đến mức gọi cái thành kiến của
quần chúng đối với người Do-thái, do sự giả nhân giả nghĩa thời trung cổ
để lại, là một sự "phán xét tự nhiên" dựa trên những "lý do tự nhiên" và
thậm chí còn đi đến chỗ khẳng định một cách sâu sắc rằng:
"Chủ nghĩa xã hội là lực lượng duy nhất có thể chống lại trạng thái dân cư
có thành phần hỗn hợp lớn gồm ngươì Do-thái ! Thứ tiếng Đức tự nhiên
biết bao!).
Như thế là đủ rồi. Cơ sở của sự huyênh hoang không thể tưởng tượng được
về sự uyên bác về pháp luật ấy, giỏi lắm, cũng chỉ là những hiểu biết
chuyên môn hết sức tầm thường của một nhà luật học kiểu cũ rất tầm
thường của Phổ. Lĩnh vực luật học và khoa học quản lý quốc gia mà những
thành tựu của nó đã được ông Đuy-rinh trình bày với chúng ta một cách
nhất quán thì "ăn khớp" với lĩnh vực tác động của luật pháp Phổ. Ngoài luật
pháp Rôma ra là thứ luật pháp mà ngày nay, kể cả ở Anh nữa, bất kỳ nhà
luật học nào cũng đều khá quen thuộc, thì những hiểu biết về pháp luật của
ông Đuy-rinh chỉ hoàn toàn giới hạn trong phạm vi luật pháp Phổ - một bộ
luật của chế độ chuyên chế gia trưởng khai sáng, viết bằng một thứ tiếng
Đức khiến người ta tưởng rằng ông Đuy-rinh đã học đọc và viết theo cuốn
sách đó, - một bộ luật với những câu chú thích dạy đạo đức của nó, với tính
chất mơ hồ và thiếu vững vàng của nó về mặt pháp lý, với roi vọt dùng làm
thủ đoạn tra tấn và xử phạt còn hoàn toàn thuộc về thời kỳ tiền cách mạng.
Còn ngoài ra thì tất cả đều là ma quỷ đối với ông Đuy-rinh - cả luật pháp tư
sản cận đại của người Pháp, lẫn luật pháp của Anh với sự phát triển hoàn
toàn độc đáo của nó và sự bảo đảm quyền tự do cá nhân mà khắp lục địa
chưa hề có. Thứ triết học "không thừa nhận một chân trời nào thuần tuý có
tính chất bề ngoài, nhưng trong sự vận động có tính chất đảo lộn mạnh mẽ