thì có việc phát hiện ra sự chuyển hoá của nhiệt thành vận động cơ giới:
máy hơi nươớc. - Và mặc dù có cuộc cách mạng giải phóng vĩ đại mà máy
hơi nước đã thực hiện trong thế giới xã hội - cuộc cách mạng này mới hoàn
thành được một nửa - nhưng điều không còn nghi ngờ gì nữa là việc cọ xát
để lấy lửa đã vượt quá máy hơi nước về mặt tác dụng giải phóng lịch sử -
toàn thế giới của nó. Vì rằng việc lấy lửa bằng cọ xát đã khiến cho con
người lần đầu tiên thống trị được một lực lượng tự nhiên, và do đó đã tách
hẳn con người ra khỏi giới súc vật. Máy hơi nước sẽ không bao giờ có thể
thực hiện được một bước nhảy vọt mạnh mẽ như thế trong sự phát triển của
loài người, mặc dù đối với chúng ta nó cũng là đại biểu cho tất cả những
lực lượng sản xuất hùng mạnh gắn liền với nó, chỉ có nhờ những lực lượng
sản xuất này mới sẽ có thể thực hiện một trạng thái xã hội trong đó không
có sự phân biệt giai cấp, không phải lo âu về phương tiện sinh sống cá
nhân, và trong đó lần đầu tiên mới có thể nói tới tự do thật sự của con
người, tới một đời sống hoà hợp với những quy luật tự nhiên đã nhận thức
được. Nhưng toàn bộ lịch sử của loài người còn non trẻ biết bao, và gán
một giá trị tuyệt đối nào đó cho những quan niệm hiện nay của chúng ta thì
thật đáng buồn cười biết bao - điều đó có thể thấy rõ qua cái sự thật giản
đơn là toàn bộ lịch sử từ trước tới nay có thể được coi là lịch sử của khoảng
thời gian từ việc phát hiện thực tiễn ra sự chuyển hoá của vận động cơ giới
thành nhiệt, cho đến việc phát hiện ra sự chuyển hoá của nhiệt thành vận
động cơ giới.
Ở ông Đuy-rinh, dĩ nhiên là lịch sử được lý giải một cách khác. Nói chung,
vì lịch sử là lịch sử của những lầm lẫn, của ngu dốt và thô bạo, của bạo lực
và nô dịch, nên lịch sử là một đối tượng ghê tởm đối với triết học hiện thực;
nhưng nói riêng, nó vẫn chia ra làm hai thời kỳ lớn, cụ thể là:
1. Từ trạng thái vật chất đồng nhất với bản thân nó cho đến cuộc Cách
mạng Pháp, và
2. Từ cuộc Cách mạng Pháp cho đến ông Duy-ring
Đồng thời thế kỷ XIX
"Về bản chất là phản động, và về tinh thần thì còn phản động hơn (!) thế kỷ
XVIII", mặc dù nó đã mang chủ nghĩa xã hội trong lòng nó và do đó, mang