nhiều người trong bọn họ vẫn vận dụng những phương pháp đã thu được
bằng con đường biện chứng để tiếp tục tính toán hoàn toàn theo cái cách
siêu hình cũ, hạn chế.
Chỉ có thể nghiên cứu tỉ mỉ hơn nữa sự đối kháng của các lực của ông Đuy-
rinh và đồ thức đối kháng về vũ trụ của ông ta, nên trong đề tài này, ông ta
đưa lại cho chúng ta một cái gì lớn hơn... là một câu nói suông. Sau khi đưa
ra câu nói suông đó, ông ta chưa một lần nào chỉ cho chúng ta thấy sự đối
kháng đó tác động như thế nào ở trong đồ thức về vũ trụ, cũng như trong
triết học về tự nhiên, và đó là một lời thú nhận tốt nhất nói lên rằng ông
Đuy-rinh tuyệt đối không thể làm được một cái gì tích cực với cái "hình
thức cơ bản của mọi hành động trong sự tồn tại của thế giới và của những
sinh vật trên thế giới". Thật vậy, khi người ta đã hạ thấp "học thuyết về tồn
tại" của Hegel thành một tư tưởng tầm thường về những lực vận động theo
hướng trái ngược nhau, chứ không phải là vận động trong những mâu
thuẫn, thì lẽ dĩ nhiên điều tốt hơn hết là tránh mọi việc vận dụng cái khuôn
sáo ấy.
Một lý do nữa làm cho ông Đuy-rinh nổi trận lôi đình chống lại biện chứng,
là bộ "tư bản" của Mác.
"Sự thiếu tính lôgich tự nhiên và rành mạch, nói lên nét đặc trưng của
những sự lắt léo cầu kỳ biện chứng và những tư tưởng rối rắm... Ngay trong
phần hiện đã xuất bản, người ta cũng đã buộc phải vận dụng cái nguyên lý
là, về một phương diện nào đó, và nói chung (!) cũng theo một thành kiến
triết học mà mọi người đều biết, phải tìm tất cả trong bất cứ cái gì và bất cứ
cái gì trong tất cả, và theo cái quan niệm rối rắm và lệch lạc đó, rốt cuộc tất
cả chỉ là một".
Chính sự nhận thức tinh vi đó của ông ta về thành kiến triết học mà mọi
người đều biết đã cho phép ông Đuy-rinh đoán trước được một cách chắc
chắn "kết cục" của triết học kinh tế của Mác sẽ ra sao, tức là đoán trước
được nội dung những tập sau của bộ "Tư bản" là sẽ như thế nào, hơn nữa
điều đó được nói ra vừa vặn bảy dòng sau khi ông đã tuyên bố rằng:
"Nói theo tiếng nói của con người và của người Đức, thì quả thật người ta
không thể nào đoán trước được còn có cái gì nữa trong hai quyển" (cuối