nghĩa duy tâm cũng không đứng vững được và bị chủ nghĩa duy vật hiện
đại phủ định. Chủ nghĩa duy vật hiện đại này - phủ định cái phủ định -
không phải chỉ là sự phục hồi đơn giản chủ nghĩa duy vật cũ, mà đã đưa
thêm vào những nền móng bền lâu của chủ nghĩa duy vật cũ tiến bộ nội
dung tư tưởng của hai nghìn năm phát triển của triết học và của khoa học tự
nhiên, cũng như nội dung tư tưởng của bản thân hai nghìn năm lịch sử đó
nữa. Nói chung, đây không còn là một triết học nữa, mà chỉ là một thế giới
quan, nó không cần phải được chứng thực và biểu hiện thành một khoa học
riêng về các khoa học hiện thực. Như vây là ở đây, triết học đã được "xoá
bỏ", nghĩa là "vừa được khắc phục, vừa được bảo tồn" ; được khắc phục về
hình thức, được bảo tồn về nội dung hiện thực. Như vậy là ở chỗ nào ông
Đuy-rinh chỉ thấy có "chơi chữ" thì khi nhìn kỹ hơn người ta lại thấy một
nội dung thực hiện.
Cuối cùng, ngay đến thuyết bình đẳng của Rousseau, - mà học thuyết Đuy-
rinh chỉ là bản sao lại mờ nhạt, méo mó, - cũng không thể nào xây dựng
được nếu không có sự phủ định cái phủ định theo kiểu Hegel làm bà đỡ,
hơn nữa, đây lại là gần hai mươi năm trước khi Hegel ra đời. Và thuyết đó
tuyệt nhiên chẳng hề lấy thế làm xấu hổ, và ngay trong lần trình bày đầu
tiên, nó cũng đã gần như cố ý phô trương cái dấu tích của nguồn gốc biện
chứng của nó. Khi còn ở trạng thái tự nhiên và dã man, con người ta đều
bình đẳng ; và vì Rousseau coi ngôn ngữ như là một sự bóp méo trạng thái
tự nhiên, nên ông ta hoàn toàn có lý khi đem sự bình đẳng giữa các động
vật trong giới hạn cùng một loài áp dụng cả cho con người - động vật, mới
đây đã được Haeckel phân loại theo kiểu giả thiết thành những Alali, nghĩa
là những con người không có ngôn ngữ[50]. Nhưng những con người -
động vật bình đẳng ấy lại hơn các động vật khác ở chỗ là có một đặc tính :
khả năng đạt đến hoàn thiện, khả năng phát triển hơn nữa : và đó là nguyên
nhân của sự bất bình đẳng. Như vậy Rousseau coi việc nảy sinh sự bất bình
đẳng là một bước tiến. Nhưng bước tiến này có tính chất đối kháng nó đồng
thời cũng là một bước lùi.
"Tất cả những bước tiến tiếp theo" (vượt qua trạng thái ban đầu) "về bên
ngoài cũng là bấy nhiêu bước đi đến sự hoàn thiện của cá nhân nhưng kỳ